Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 98 Bài 19: Tốc độ phản ứng

536

Với giải Câu hỏi trang 98 SGK Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 19: Tốc độ phản ứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 98 Bài 19: Tốc độ phản ứng

Câu hỏi 6 trang 98 Hóa học 10: Hãy giải thích tại sao khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

Lời giải:

Khi tăng nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn. Khi đó, số va chạm hiệu quả giữa các hạt tăng lên, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

Câu hỏi 7 trang 98 Hóa học 10: Nêu ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van't Hoff.

Lời giải:

γ=vT+10vT

Trong đó, γ là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff, vT là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T, vT+10 là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T +10.

⇒ Ý nghĩa: Giá trị của γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh.

Câu hỏi 8 trang 98 Hóa học 10: Ở 20 °C, tốc độ một phản ứng là 0,05 mol/(L.min). Ở 30 °C, tốc độ phản ứng này là 0,15 mol/(L.min).

a) Hãy tính hệ số nhiệt độ Van't Hoff của phản ứng trên.

b) Dự đoán tốc độ phản ứng trên ở 40 °C (giả thiết hệ số nhiệt độ γ trong khoảng nhiệt độ này không đổi).

Lời giải:

a) Hệ số nhiệt độ Van't Hoff của phản ứng là γ=v30oCv20oC=0150,05=3

b) Ta có: v40oC=γ.ov30oC = 3.0,15 = 0,45 mol/(L.min)

Hoạt động trang 98 Hóa học 10: Nghiên cứu ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Chuẩn bị: 2 bình tam giác, dung dịch HCl 0,5 M, đá vôi dạng viên, đá vôi đập nhỏ.

Tiến hành:

- Cho cùng một lượng (khoảng 2 g) đá vôi dạng viên vào bình tam giác (1) và đá vôi đập nhỏ vào bình tam giác (2).

- Rót 20 mL dung dịch HCl 0,5 M vào mỗi bình.

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

1. Phản ứng trong bình nào có tốc độ thoát khí nhanh hơn?

2. Đá vôi dạng nào có tổng diện tích bề mặt lớn hơn?

3. Nêu ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Lời giải:

1. Phản ứng trong bình tam giác (2) chứa đá vôi đập nhỏ có tốc độ thoát khí nhanh hơn.

2. Đá vôi khi đập nhỏ có diện tích bề mặt lớn hơn.

3. Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, số va chạm giữa các chất đầu tăng lên, số va chạm hiệu quả cũng tăng theo, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

Đánh giá

0

0 đánh giá