Hoá học 10 Cánh Diều trang 18 Bài 3: Nguyên tố hoá học

161

Với giải Câu hỏi trang 18 SGK Hoá học10 Cánh Diều Bài 3: Nguyên tố hoá học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Cánh Diều trang 18 Bài 3: Nguyên tố hoá học

Câu hỏi 3 trang 18 Hoá học 10: Cho các nguyên tử sau: 25X,   37Y,   49Z,   511M,   512T. Những nguyên tử nào là đồng vị của nhau?

Phương pháp giải:

Các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hóa học có hạt nhân khác nhau về số neutron, có cùng số proton là đồng vị của nhau.

Lời giải:

- Trong các nguyên tử: 25X,   37Y,   49Z,   511M,   512T. Chỉ có nguyên tử M và T là có số hiệu nguyên tử (số proton) bằng nhau.

=> Nguyên tử M và T là đồng vị của nhau.

Câu hỏi 4 trang 18 Hoá học 10: Chlorine có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,45. Tính tỉ lệ phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị của chlorine trong tự nhiên.

Phương pháp giải:

- Nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố hóa học ghi trong bảng tuần hoàn là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị trong tự nhiên.

- Nguyên tử khối trung bình:M=aA+bB+cC+dD+...100

Trong đó: a, b, c, d là phần trăm các đồng vị

              A, B, C, D là số khối của đồng vị đó

Lời giải:

- Gọi tỉ lệ đồng vị 35Cl trong tự nhiên là x%

=> Tỉ lệ đồng vị 37Cl trong tự nhiên là (100-x)%

- Nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,45

=> 35,45=35.x+37.(100x)100

=> x = 77,5

Vậy đồng vị 35Cl chiếm 77,5% trong tự nhiên, đồng vị 37Cl chiếm 22,5% trong tự nhiên

Vận dụng 1 trang 18 Hoá học 10: Nguyên tố oxygen có 17 đồng vị, bắt đầu từ , kết thúc là . Các đồng vị oxygen có tỉ lệ giữa số hạt neutron (N) và số hiệu nguyên tử thỏa mãn thì bền vững. Hỏi trong tự nhiên thường gặp đồng vị nào của oxygen?

Phương pháp giải:

- Nguyên tử O có số hiệu nguyên tử Z = 8.

- Thay Z = 8 vào bất phương trình:1NZ1,25 => Tìm ra khoảng giá trị của N

=> Tìm ra khoảng giá trị của số khối (A)

=> Đồng vị thường gặp của oxygen

Lời giải:

Ta có: Nguyên tử oxygen có số hiệu nguyên tử Z = 8

Mà số hiệu nguyên tử thỏa mãn 1NZ1,25 thì bền vững

Thay Z vào bất phương trình 1NZ1,25 ta được:

 1N81,25

=> 8N10

=> 8+ZN+Z10+Z

 => 16A18

Vậy các đồng vị thường gặp của oxygen là: 816O817O818O.

Vận dụng 2 trang 18 Hoá học 10: Em hãy tìm hiểu đồng vị nào của oxygen chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tự nhiên.

Phương pháp giải:

Đồng vị 816O của oxygen chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tự nhiên.

Lời giải:

Trong tự nhiên:

   + Đồng vị 816O chiếm 99,757%

   + Đồng vị 817O chiếm 0,039%

   + Đồng vị 818O chiếm 0,204%

=> Đồng vị 816O của oxygen chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tự nhiên

Luyện tập trang 18 Hoá học 10: Trong tự nhiên, argon có các đồng vị ,, chiếm tương ứng khoảng 99,604%; 0,063% và 0,333% số nguyên tử. Tính nguyên tử khối trung bình của Ar.

Phương pháp giải:

- Nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố hóa học ghi trong bảng tuần hoàn là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị trong tự nhiên.

- Nguyên tử khối trung bình:M=aA+bB+cC+dD+...100

Trong đó: a, b, c, d là phần trăm các đồng vị

               A, B, C, D là số khối của đồng vị dó

Lời giải:

Ta có: 40Ar chiếm 99,604%; 38Ar chiếm 0,063%; 36Archiếm 0,333%

=> MAr=99,694.40+0,063.38+0,333.36100=40,02

Vậy nguyên tử khối trung bình của Ar là 40,02

Đánh giá

0

0 đánh giá