Hoá học 10 Cánh Diều trang 23 Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử

250

Với giải Câu hỏi trang 23 SGK Hoá học10 Cánh Diều Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Cánh Diều trang 23 Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử

Câu hỏi 2 trang 23 Hoá học 10: Theo em, xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài đám mây là khoảng bao nhiêu phần trăm.

Phương pháp giải:

Xác suất tìm thấy electron trong đám mây là khoảng 90%, nghĩa là electron chuyển động khắp nơi trong không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử, nhưng tập trung phần lớn ở khu vực này.

Lời giải:

Xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài đám mây là khoảng 10%

II. Orbital nguyên tử

Câu hỏi 3 trang 23 Hoá học 10: Khái niệm AO xuất phát từ mô hình Rutherford – Bohr hay mô hình hiện đại về nguyên tử?

Phương pháp giải:

- Orbital nguyên tử (AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).

- Các electron chuyển động rất nhanh và sự chuyển động này tạo nên hình ảnh giống một đám mây electron.

Lời giải:

Khái niệm AO xuất phát từ mô hình hiện đại nguyên tử.

Câu hỏi 4 trang 23 Hoá học 10: Chọn phát biểu đúng về electron s.

A. Là electron chuyển động chủ yếu trong khu vực không gian hình cầu.

B. Là electron chỉ chuyển động trên một mặt cầu.

C. Là electron chỉ chuyển động trên một đường tròn.

Phương pháp giải:

Electron s hay gọi là AO s là AO hình cầu.

Lời giải:

Câu hỏi trang 23 Hoá học 10 Cánh Diều (ảnh 1)

Đáp án đúng: A.

Đánh giá

0

0 đánh giá