Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

SBT Sinh học 10 Cánh diều trang 41

254

Lời giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào trang 41 trong Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Chủ đề 7 từ đó học tốt môn Sinh học 10.

Giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào trang 41

Bài 7.17 trang 41 SBT Sinh học 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về chu kì tế bào?

A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.

B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.

C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.

D. Thời gian chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Thời gian chu kì tế bào là khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào. Ví dụ: Thời gian chu kì của tế bào biểu mô ruột là 2 – 4 ngày, tế bào hồng cầu là 4 tháng, tế bào gan là 0,5 – 1 năm, tế bào thần kinh là suốt đời sống của cơ thể,…

Bài 7.18 trang 41 SBT Sinh học 10: Một học sinh quan sát tế bào đầu rễ củ hành tây dưới kính hiển vi và đếm số lượng tế bào trong mỗi pha của chu kì tế bào. Học sinh đã thu thập dữ liệu trong khi quan sát ba vị trí khác nhau của đầu rễ hành tây và ghi lại trong bảng dưới đây.

Một học sinh quan sát tế bào đầu rễ củ hành tây dưới kính hiển vi và đếm

Dựa vào số liệu của bảng có thể nhận thấy

A. Phần lớn các nhiễm sắc thể đang co ngắn.

B. Phần lớn các nhiễm sắc thể không phân biệt rõ được.

C. Phần lớn các nhiễm sắc thể xếp thẳng hàng ở mặt phẳng xích đạo.

D. Các sợi tơ vô sắc đang kéo các nhiễm sắc thể rời ra.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Sai. Phần lớn các tế bào ở kì trung gian nên phần lớn các nhiễm sắc thể đang dãn xoắn.

B. Đúng. Nhiễm sắc thể có kích thước nhỏ nên quan sát qua kính hiển vi thì phần lớn các nhiễm sắc thể không phân biệt rõ được.

C. Sai. Các nhiễm sắc thể xếp thẳng hàng ở mặt phẳng xích đạo khi tế bào đang ở kì giữa nhưng theo bảng trên số lượng tế bào đang ở kì giữa thấp hơn nhiều so với số tế bào ở kì trung gian.

D. Sai. Các sợi tơ vô sắc đang kéo các nhiễm sắc thể rời ra chỉ xảy ra ở các tế bào đang ở kì sau còn không đúng đối với các tế bào đang ở các kì còn lại.

Bài 7.19 trang 41 SBT Sinh học 10: Sơ đồ sau minh họa quá trình truyền thông tin từ tế bào tuyến tụy (tế bào tiết glucagon) đến tế bào gan. Em hãy:

a) Nêu các yếu tố tham gia quá trình truyền tin này. Các phân tử A, B, C, D thuộc loại nào?

b) Trình bày các giai đoạn của quá trình truyền tin này.

c) Nếu phân tử C bị biến đổi không tham gia được con đường truyền tin, quá trình truyền tin này sẽ thay đổi như thế nào?

Sơ đồ sau minh họa quá trình truyền thông tin từ tế bào tuyến tụy

Lời giải:

Quá trình truyền thông tin từ tế bào tuyến tụy (tiết glucagon) đến tế bào gan:

a) Các yếu tố tham gia quá trình truyền tin này: phân tử tín hiệu (glucagon), thụ thể của glucagon, tế bào đích (tế bào gan). Phân tử A là thụ thể của glucagon; các phân tử B, C, D là các phân tử truyền tin nội bào.

b) Các giai đoạn:

- Tiếp nhận: Glucagon liên kết với thụ thể ở tế bào gan, làm thay đổi hình dạng thụ thể, thụ thể được hoạt hóa.

- Truyền tin nội bào: Thụ thể hoạt hóa phân tử A, từ đó các phân tử truyền tin nội bào B, C, D được hoạt hóa.

- Đáp ứng: Glycogen phosphorylase được hoạt hóa, xúc tác sự phân giải glycogen tạo thành glucose, làm tăng hàm lượng glucose trong máu.

c) Nếu phân tử C bị biến đổi không tham gia được con đường truyền tin, quá trình truyền tin nãy sẽ bị dừng lại → glycogen phosphorylase không được hoạt hóa → không xảy ra sự phân giải glycogen tạo thành glucose (không có đáp ứng tế bào).

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 38 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 39 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 40 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 42 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 43 SBT Sinh học 10

 

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá