Với giải Câu hỏi trang 79 SBT Hoá học10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:
SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 79 Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide
Bài 18.1 trang 79 SBT Hóa học 10: Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. HI
B. HCl
C. HBr
D. HF
Lời giải:
Đáp án đúng là: D.
HF có nhiệt độ sôi cao bất thường so với các chất còn lại trong dãy. Điều này được giải thích chủ yếu là do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết hydrogen với nhau.
Bài 18.2 trang 79 SBT Hóa học 10: Phân tử có tương tác van der Waals lớn nhất là
A. HCl
B. HI
C. HBr
D. HF
Lời giải:
Đáp án đúng là: B.
Sự tăng kích thước và số lượng electron trong phân tử từ HF đến HI làm tăng tương tác van der Waals giữa các phân tử.
Phân tử HI có tương tác van der Waals lớn nhất.
Bài 18.3 trang 79 SBT Hóa học 10: Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là
A. HF
B. HBr
C. HI
D. HCl
Lời giải:
Đáp án đúng là: C.
HI có tính axit mạnh nhất.
Tính acid của các dung dịch HX tăng theo dãy từ HF đến HI. Trong đó, hydrofluoric acid là acid yếu do chỉ phân li một phần trong nước. Còn HCl; HBr; HI được xếp vào loại acid mạnh do phân li hoàn toàn trong nước. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ mạnh của các acid theo dãy trên là do sự giảm độ bền liên kết theo thứ tự: HF; HCl; HBr; HI.
Bài 18.4 trang 79 SBT Hóa học 10: Hydrohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là
A. HBr
B. HI
C. HCl
D. HF
Lời giải:
Đáp án đúng là: D.
HF có khả năng ăn mòn thủy tinh.
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O
SiO2 là thành phần chính của thủy tinh.
Bài 18.5 trang 79 SBT Hóa học 10: Liên kết hydrogen của phân tử nào được biểu diễn đúng?
A. … H – I … H – I … H – I …
B. … H – Cl … H – Cl … H – Cl …
C. … H – Br … H – Br … H – Br …
D. … H – F … H – F … H – F …
Lời giải:
Đáp án đúng là: D.
Giữa các phân tử HF tồn tại liên kết hydrogen với nhau.
Bài 18.6 trang 79 SBT Hóa học 10: Ion halide được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử:
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B.
Tính khử của các ion halide giảm dần theo thứ tự: I-; Br-; Cl-; F‑.
Bài 18.7 trang 79 SBT Hóa học 10: Hydrogen halide có nhiều liên kết hydrogen nhất với nước là:
A. HF
B. HCl
C. HBr
D. HI
Lời giải:
Đáp án đúng là: A.
HF có thể tạo ra liên kết hydrogen với nước.
Bài 18.8 trang 79 SBT Hóa học 10: Chất hay ion nào có tính khử mạnh nhất?
A. Cl2
B. Cl-
C. I2
D. I-
Lời giải:
Đáp án đúng là: D.
I- có tính khử mạnh nhất.
Bài 18.9 trang 79 SBT Hóa học 10: Dung dịch dùng để nhận biết các ion halide là:
A. Quỳ tím
B. AgNO3
C. NaOH
D. HCl
Lời giải:
Đáp án đúng là: B.
Dung dịch dùng để nhận biết các ion halide là: AgNO3.
Nếu ion là F-: không có phản ứng xảy ra.
Nếu ion là Cl-: xuất hiện kết tủa trắng.
Nếu ion là Br-: xuất hiện kết tủa vàng nhạt.
Nếu ion là I-: xuất hiện kết tủa vàng đậm.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Hoá học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 18.1 trang 79 SBT Hóa học 10: Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là...
Bài 18.2 trang 79 SBT Hóa học 10: Phân tử có tương tác van der Waals lớn nhất là...
Bài 18.3 trang 79 SBT Hóa học 10: Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là...
Bài 18.4 trang 79 SBT Hóa học 10: Hydrohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là...
Bài 18.5 trang 79 SBT Hóa học 10: Liên kết hydrogen của phân tử nào được biểu diễn đúng?...
Bài 18.6 trang 79 SBT Hóa học 10: Ion halide được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử...
Bài 18.7 trang 79 SBT Hóa học 10: Hydrogen halide có nhiều liên kết hydrogen nhất với nước là...
Bài 18.8 trang 79 SBT Hóa học 10: Chất hay ion nào có tính khử mạnh nhất?...
Bài 18.9 trang 79 SBT Hóa học 10: Dung dịch dùng để nhận biết các ion halide là...
Bài 18.12 trang 80 SBT Hóa học 10: Cách thu khí hydrogen halide trong phòng thí nghiệm phù hợp là...
Bài 18.13 trang 80 SBT Hóa học 10: Chọn phát biểu không đúng...
Bài 18.14 trang 80 SBT Hóa học 10: Hydrogen chloride được điều chế bằng cách cho tinh thể sodium chloride tác dụng với sulfuric acid đặc...
Bài 18.15 trang 80 SBT Hóa học 10: Dung dịch HBr và HI đậm đặc không màu, thường được đựng trong lọ thủy tinh sẫm màu, sau một thời gian sử dụng...
Bài 18.16 trang 81 SBT Hóa học 10: Cho bảng thông tin sau...
Bài 18.17 trang 81 SBT Hóa học 10: Đặt cốc thủy tinh lên cân, chỉnh cân về số 0, rót vào cốc dung dịch HCl 1 M đến khối lượng 100 g. Thêm tiếp 1 lượng bột magnesium vào cốc...
Bài 18.18 trang 81 SBT Hóa học 10: Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất chú trọng thành phần sodium chloride (NaCl) trong thực phẩm...
Bài 18.19 trang 81 SBT Hóa học 10: “Muối i-ốt” có thành phần chính là sodium chloride (NaCl) có bổ sung một lượng nhỏ potassium iodide (KI) nhằm bổ sung nguyên tố vi lượng iodine cho cơ thể...,
Bài 18.20 trang 82 SBT Hóa học 10: Rong biển, còn gọi là tảo bẹ, loài sinh vật sống dưới biển, được xem là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người...
Bài 18.21 trang 82 SBT Hóa học 10: Ninh Thuận là tỉnh có 3 trong số 7 đồng muối lớn của cả nước là Cà Ná, Tri Hải và Đầm Vua, sản lượng muối của Ninh Thuận chiếm khoảng 50%..
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.