SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 81 Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide

269

Với giải Câu hỏi trang 81 SBT Hoá học10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 81 Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide

Bài 18.16 trang 81 SBT Hóa học 10Cho bảng thông tin sau:

Cho bảng thông tin sau (ảnh 2)

a. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính acid của các hydrohalic acid.

b. Dựa vào bảng thông tin, giải thích thứ tự tính acid của các hydrohalic acid.

Lời giải:

a) Theo chiều từ HF đến HI, giá trị Ka tăng dần nên tính acid tăng dần. Vậy tính acid giảm dần theo thứ tự: HI > HCl > HBr > HF.

b) Năng lượng liên kết càng lớn, độ dài liên kết H - X càng ngắn, liên kết càng bền, trong dung dịch, tính acid càng yếu. Từ HF đến HI, năng lượng liên kết giảm, độ dài liên kết sẽ tăng, nên trong dung dịch, tính acid cũng tăng dần.

Bài 18.17 trang 81 SBT Hóa học 10Đặt cốc thủy tinh lên cân, chỉnh cân về số 0, rót vào cốc dung dịch HCl 1 M đến khối lượng 100 g. Thêm tiếp 1 lượng bột magnesium vào cốc, khi không còn khí thoát ra, cân thể hiện giá trị 105,5 g.

a. Khối lượng magnesium thêm vào là bao nhiêu?

b. Tính khối lượng muối và thể tích khí hydrogen (đkc) được tạo ra.

Lời giải:

Phương trình hoá học của phản ứng:

Mgs+2HClaqMgCl2aq+H2g

Đặt x là số mol của Mg cho vào dung dịch HCl nH2=x

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mMg + mdung dịch HCl = mdung dịch sau phản ứng + mHydrogen

 24x + 100 = 105,5 + 2x - x = 0,25 (mol)

a) mMg = 0,25 × 24 = 6 (g)

b) Khối lượng MgCl2 = 0,25 × 95 = 23,75 (g)

Thể tích H2 = 0,25 × 24,79 = 6,2(L)

Bài 18.18 trang 81 SBT Hóa học 10Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất chú trọng thành phần sodium chloride (NaCl) trong thực phẩm. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng muối cần thiết trong 1 ngày đối với trẻ sơ sinh là 0,3 g, với trẻ dưới 1 tuổi là 1,5 g, dưới 2 tuổi là 2,3 g. Nếu trẻ ăn thừa muối sẽ ảnh hưởng đến hệ bài tiết, thận, tăng nguy cơ còi xương, … Trẻ ăn thừa muối có xu hướng ăn mặn hơn bình thường và là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp, suy thận, ung thư khi trưởng thành. Ở từng nhóm tuổi trên, tính lượng ion chloride trong NaCl cho cơ thể mỗi ngày.

Lời giải:

Nhóm trẻ sơ sinh, khối lượng NaCl cần thiết là 0,3 g, khối lượng Cltương ứng là:

m=0,358,5×35,5=0,182g=182mg

Nhóm trẻ dưới 1 tuổi, khối lượng NaCl cần thiết là 1,5 g, khối lượng Cltương ứng là:

m = 182 × 5 = 910 (mg)

Nhóm trẻ dưới 2 tuổi, khối lượng NaCl cần thiết là 2,3 g, khối lượng Cltương ứng là:

m=2,3×1820,3=1395mg

Bài 18.19 trang 81 SBT Hóa học 10“Muối i-ốt” có thành phần chính là sodium chloride (NaCl) có bổ sung một lượng nhỏ potassium iodide (KI) nhằm bổ sung nguyên tố vi lượng iodine cho cơ thể, nhằm ngăn bệnh bướu cổ, phòng ngừa khuyết tật trí tuệ và phát triển, …

Trong 100 g muối i-ốt có chứa hàm lượng ion iodide dao động từ 2200μg2500μg; lượng iodide cần thiết cho một thiếu niên hay người trưởng thành từ 66μg110μg/ ngày. Trung bình, một thiếu niên hay trưởng thành cần bao nhiêu g muối i-ốt trong một ngày?

Lời giải:

- Trong 100 gram muối i-ốt có chứa hàm lượng iodide là 2 200 μg;

+ Hàm lượng iodide tối thiểu ở mức 66 μg /ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:

m=66×1002200=3g

+ Hàm lượng iodide tối đa ở mức 110 μg /ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:

m=110×1002200=5g

+ Vậy, đối với loại muối i-ốt có hàm lượng iodide là 2 200 μg/100 gam muối,lượng muối cần dùng mỗi ngày từ 3 - 5 gam.

- Trong 100 gram muối i-ốt có chứa hàm lượng iodide là 2500 μg;

+ Hàm lượng iodide tối thiểu ở mức 66 μg /ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:

m=66×1002500=2,64g

+ Hàm lượng iodide tối đa ở mức 110 μg /ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:

m=110×1002500=4,4g

+ Vậy, đối với loại muối i-ốt có hàm lượng iodide là 2500 μg/100 gam muối, lượng muối cần dùng mỗi ngày từ 2,64 – 4,4 gam

Đánh giá

0

0 đánh giá