SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 34 Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

379

Với giải Câu hỏi trang 34 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 34 Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Bài 13.1 trang 34 SBT Hóa học 10: Liên kết hydrogen là loại liên kết hoá học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây?

A. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau.

B. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử.

C. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.

D. F, O, N,... có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hoá trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Định nghĩa liên kết hydrogen: Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

Lời giải:

- Đáp án: D

Bài 13.2 trang 34 SBT Hóa học 10: Tương tác van der Waals được hình thành do

A. tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử.

B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các phân tử.

C. tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.

D. lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Định nghĩa của tương tác van der Waals: là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng

Lời giải:

- Đáp án: C

Bài 13.3 trang 34 SBT Hóa học 10: Chất nào sau đây có thể tạo liên kết hydrogen?

A. PF3.                  B. CH4.                 C. CH3OH             D. H2S.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Định nghĩa liên kết hydrogen: Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

Lời giải:

- Đáp án: C

- Giải thích: Trong 4 đáp án trên, chỉ có đáp án C thỏa mãn điều kiện để tạo liên kết hydrogen: Có nguyên tử H (đã liên kết với nguyên tố có độ âm điện cao là O) liên kết với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn là O (của phân tử CH3OH)

Bài 13.4 trang 34 SBT Hóa học 10: Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen?

A. H2O.                 B. CH4.                 C. CH3OH.           D. NH3.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Định nghĩa liên kết hydrogen: Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

Lời giải:

- Đáp án: B

- Giải thích: Trong 4 đáp án trên, CH4 không thỏa mãn điều kiện để tạo liên kết hydrogen: Do nguyên tử H chỉ liên kết với C (nguyên tố không có độ âm điện cao)

Bài 13.5 trang 34 SBT Hóa học 10: Tương tác van der Waals tồn tại giữa những

A. ion.                   B. hạt proton.        C. hạt neutron.      D. phân tử.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Định nghĩa của tương tác van der Waals: là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng

Lời giải:

- Đáp án: D

Bài 13.6 trang 34 SBT Hóa học 10: Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

A. F2.                    B. Cl2.                   C. Br2.                   D. I2.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Đặc điểm của tương tác van der Waals:

+ Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất

+ Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng

Lời giải:

- Đáp án: A

- Giải thích: Phân tử khối của F2 nhỏ nhất trong các chất trên

Bài 13.7 trang 34 SBT Hóa học 10: Cho các chất sau F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

A. F2.                    B. Cl2.                   C. Br2.                   D. I2.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Đặc điểm của tương tác van der Waals:

+ Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất

+ Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng

Lời giải:

- Đáp án: D

- Giải thích: Phân tử khối của I2 lớn nhất trong các chất trên

Bài 13.8 trang 34 SBT Hóa học 10: Dãy chất nào sau đây xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần?

A. H2O, H2S, CH4.                            

B. H2S, CH4, H2O.

C. CH4, H2O, H2S.                             

D. CH4, H2S, H2O.

Phương pháp giải:

Dựa vào ảnh hưởng của liên kết hydrogen và tương tác van der Waals đến nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các chất

- Các chất có liên kết hydrogen đều có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn các chất không có liên kết hydrogen

- Đặc điểm của tương tác van der Waals:

+ Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất

+ Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng

Lời giải:

- Phân tử H2O có liên kết hydrogen " nhiệt độ sôi cao nhất

- Có " nhiệt độ sôi của H2S cao hơn nhiệt độ sôi của CH4

=> Đáp án: D

Đánh giá

0

0 đánh giá