SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 53 Bài 19: Tốc độ phản ứng

304

Với giải Câu hỏi trang 53 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 19: Tốc độ phản ứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 53 Bài 19: Tốc độ phản ứng

Bài 19.1 trang 53 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl2 -> 2HCl

Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là

A. v=ΔCH2Δt=ΔCCl2Δt=ΔCHClΔt.             

B. v=ΔCH2Δt=ΔCCl2Δt=ΔCHClΔt.

C. v=ΔCH2Δt=ΔCCl2Δt=ΔCHClΔt .           

D. v=ΔCH2Δt=ΔCCl2Δt=ΔCHCl2Δt .

Phương pháp giải:

Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:

aA + bB -> cC + dD là v¯=1a.ΔCAΔt=1b.ΔCBΔt=1c.ΔCCΔt=1d.ΔCDΔt

          Trong đó:                      

v¯: tốc độ trung bình của phản ứng

ΔC=C2C1: sự biến thiên nồng độ

Δt=t2t1: sự biến thiên thời gian

Lời giải:

- Đáp án: D

Bài 19.2 trang 53 SBT Hóa học 10: Trong dung dịch phản ứng thuỷ phân ethyl acetate (CH3COOC2H5) có xúc tác acid vô cơ xảy ra như sau: 

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nồng độ acid tăng dần theo thời gian.

B. Thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong bình phản ứng bằng 0.

C. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và chất sản phẩm luôn bằng 1.

D. HCl chuyển hoá dần thành CH3COOH nên nồng độ HCl giảm dần theo thời gian.

Lời giải:

- Đáp án: A

- Giải thích:

+ A. Đúng vì acid là sản phẩm -> nồng độ tăng dần theo thời gian

+ B. Sai vì thời điểm ban đầu đã có acid HCl -> nồng độ acid trong bình khác 0

+ C. Sai vì tỉ lệ mol giữa chất ban đầu và sản phẩm sẽ thay đổi theo thời gian

+ D. Sai vì HCl là chất xúc tác nên không bị biến đổi sau phản ứng

Bài 19.3 trang 53 SBT Hóa học 10: Sục khí CO2 vào bình chứa dung dịch Na2CO3.

a) Tốc độ hấp thụ khí CO2 sẽ thay đổi như thế nào nếu thêm các chất sau đây vào dung dịch:

(i) HCl;                 (ii) NaCl;              (iii) H2O;               (iv) K2CO3.

b) Nếu tăng áp suất, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:

- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng áp suất (đối với phản ứng có chất khí), tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc

Lời giải:

(i) Do HCl phản ứng với Na2CO3 → Nồng độ Na2CO3 giảm → Tốc độ hấp thụ khí CO2 giảm

(ii) Do NaCl cũng tan trong nước → Nồng độ Na2CO3 giảm → Tốc độ hấp thụ khí CO2 giảm

(iii) H2O làm nồng độ Na2CO3 giảm → Tốc độ hấp thụ khí CO2 giảm

(iv) K2CO3 cũng phản ứng với CO2 → Tốc độ phản ứng tăng

b) Khi tăng áp suất, nồng độ CO2 tăng → Tốc độ phản ứng tăng

Đánh giá

0

0 đánh giá