Với giải Câu hỏi trang 55 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 19: Tốc độ phản ứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:
SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 55 Bài 19: Tốc độ phản ứng
Bài 19.10 trang 55 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng thuỷ phân tinh bột có xúc tác là HCl. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. HCl không tác dụng với tinh bột trong quá trình phản ứng.
B. Nếu nồng độ HCl tăng, tốc độ phản ứng tăng.
C. Khi không có HCl, phản ứng thuỷ phân tinh bột vẫn xảy ra nhưng với tốc độ chậm.
D. Nồng độ HCl không đổi sau phản ứng.
Phương pháp giải:
Dựa vào chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc
Lời giải:
- Đáp án: A
- Giải thích: Chất xúc tác vẫn sẽ tác dụng với các chất tham gia trong quá trình phản ứng nhưng chất xúc tác vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc
Bài 19.11 trang 55 SBT Hóa học 10: Cho các phản ứng hoá học sau:
(1) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(2) 3Fe + 2O2 → Fe3O4
(3) 4K + O2 → 2K2O
(4) CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
Ở điều kiện thường, phản ứng nào xảy ra nhanh, phản ứng nào xảy ra chậm?
Lời giải:
- Các phản ứng xảy ra nhanh:
+ (1) vì phản ứng này diễn ra trong dung dịch ở ngay điều kiện thường
+ (3) vì K là kim loại mạnh dễ phản ứng với O2 ở điều kiện thường
- Các phản ứng xảy ra chậm:
+ (2) vì Fe là kim loại trung bình, cần thêm nhiệt độ để phản ứng với O2 xảy ra nhanh hơn
+ (4) vì phản ứng này cần có xúc tác là H2SO4 đặc
Bài 19.12 trang 55 SBT Hóa học 10: Thả 1 mảnh magnesium có khối lượng 0,1 g vào dung dịch HCl loãng. Sau 5 giây thấy mảnh magnesium tan hết. Hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng hoà tan magnesium.
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB " cC + dD là
Trong đó:
+ : tốc độ trung bình của phản ứng
+ : sự biến thiên nồng độ
+ : sự biến thiên thời gian
Lời giải:
- Có phản ứng: Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2
- Tốc độ trung bình của phản ứng là:
Nếu ban đầu cho 0,4 mol zinc (dạng bột) vào dung dịch H2SO4 ở trên thì sau bao lâu còn lại 0,05 mol zinc.
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB " cC + dD là
Trong đó:
+ : tốc độ trung bình của phản ứng
+ : sự biến thiên nồng độ
+ : sự biến thiên thời gian
Lời giải:
- Có phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- Tốc độ trung bình của phản ứng là:
→
Bài 19.14 trang 55 SBT Hóa học 10: Xét phản ứng: 3O2 → 2O3.
Nồng độ ban đầu của oxygen là 0,024 M. Sau 5 giây nồng độ của oxygen còn lại là 0,02 M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB → cC + dD là
Trong đó:
+ : tốc độ trung bình của phản ứng
+ : sự biến thiên nồng độ
+ : sự biến thiên thời gian
Lời giải:
- Có phản ứng: 3O2 → 2O3
- Tốc độ trung bình của phản ứng là:
Bài 19.15 trang 55 SBT Hóa học 10: Cho các phản ứng hoá học sau:
a) CH3COOC2H5(l) + H2O(l) → CH3COOH(l) + C2H5OH(l)
b) Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g)
c) H2C2O4(aq) + 2KMnO4(aq) + 8H2SO4(aq) → 10CO2(g) + 2MnSO4(aq) + 8H2O(l)
Tốc độ các phản ứng trên sẽ thay đổi thể nào nếu ta thêm nước vào bình phản ứng?
Phương pháp giải:
Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:
- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng áp suất (đối với phản ứng có chất khí), tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc
Lời giải:
a) Tốc độ phản ứng tăng do nồng độ nước tăng
b) Tốc độ phản ứng giảm vì nước làm loãng nồng độ H2SO4
c) Tốc độ phản ứng giảm vì nước làm loãng nồng độ các chất tham gia phản ứng
Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 19.1 trang 53 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl2 -> 2HCl...
Bài 19.3 trang 53 SBT Hóa học 10: Sục khí CO2 vào bình chứa dung dịch Na2CO3...
Bài 19.4 trang 54 SBT Hóa học 10: Cho các phản ứng hoá học sau: a) Fe3O4(s) + 4CO(g) → 3Fe(s) + 4CO2(g)...
Bài 19.6 trang 54 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng hoá học xảy ra trong pha khí sau: N2 + 3H2 → 2NH3...
Bài 19.7 trang 54 SBT Hóa học 10: Cho bột magnesium vào nước, phản ứng xảy ra rất chậm....
Bài 19.8 trang 54 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng hóa học sau: Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g)...
Bài 19.9 trang 54 SBT Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về xúc tác?...
Bài 19.10 trang 55 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng thuỷ phân tinh bột có xúc tác là HCl....
Bài 19.11 trang 55 SBT Hóa học 10: Cho các phản ứng hoá học sau: (1) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl...
Bài 19.14 trang 55 SBT Hóa học 10: Xét phản ứng: 3O2 → 2O3...
Bài 19.15 trang 55 SBT Hóa học 10: Cho các phản ứng hoá học sau: a) CH3COOC2H5(l) + H2O(l) → CH3COOH(l) + C2H5OH(l)...
Bài 19.17 trang 56 SBT Hóa học 10: Cho phân ứng hóa học sau: H2O2 → H2O + O2...
Bài 19.18 trang 56 SBT Hóa học 10: Cách nào sau đây sẽ làm củ khoai tây chín nhanh nhất?...
Bài 19.25 trang 57 SBT Hóa học 10: Thực hiện phản ứng sau: CaCO3 + 2HCl → CaCl + CO2 + H2O...
Bài 19.26 trang 58 SBT Hóa học 10: Thực hiện phản ứng sau: H2SO4 + Na2S2O3 →Na2SO4 + SO2 + S + H2O...
Bài 19.27 trang 58 SBT Hóa học 10: Đề bài: Xét phản ứng sau: 2ClO2 + 2NaOH → NaClO3 + NaClO2 + H2O...
Bài 19.29 trang 59 SBT Hóa học 10: Thực hiện phản ứng 2ICl + H2 → I2 + 2HCl...
Bài 19.31 trang 60 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng hoá học sau: Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g)...
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.