SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 56 Bài 19: Tốc độ phản ứng

310

Với giải Câu hỏi trang 56 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 19: Tốc độ phản ứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 56 Bài 19: Tốc độ phản ứng

Bài 19.16 trang 56 SBT Hóa học 10: Thực hiện hai thí nghiệm của cùng một lượng CaCO3 với dung dịch HCl (dư) có nồng độ khác nhau. Thể tích khí CO2 thoát ra theo thời gian được ghi lại trên đồ thị sau:

Phản ứng nào đã dùng HCl với nồng độ cao hơn?

Lời giải:

- Phản ứng (1) đã dùng HCl với nồng độ cao hơn vì thể tích khí CO2 thoát ra nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian so với phản ứng (2)

Bài 19.17 trang 56 SBT Hóa học 10: Cho phân ứng hóa học sau:

H2O2 → H2O + O2

Biết rằng tốc độ của phản ứng này tuân theo biểu thức của định luật tác dụng khối lượng.

a) Hãy viết biểu thực tốc độ phản ứng.

b) Tốc độ phản ứng tức thời tăng dần hay giảm dần theo thời gian.

Phương pháp giải:

Dựa vào biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng

aA + bB → cC + dD là v=k.CAa.CBb

Lời giải:

a) Biểu thức tốc độ phản ứng: v=k.CH2O2

b) Theo thời gian, nồng độ H2O2 giảm dần → tốc độ phản ứng giảm dần

Bài 19.18 trang 56 SBT Hóa học 10: Cách nào sau đây sẽ làm củ khoai tây chín nhanh nhất?

A. Luộc trong nước sôi.                     

B. Hấp cách thuỷ trong nồi cơm.

C. Nướng ở 180 °C.                           

D. Hấp trên nồi hơi.

Phương pháp giải:

Dựa vào nhiệt độ càng cao thì củ khoai tây chín càng nhanh

Lời giải:

- Đáp án: C

Bài 19.19 trang 56 SBT Hóa học 10: Các nhà khảo cổ thường tìm được xác các loài động thực vật thời tiền sử nguyên vẹn trong băng. Hãy giải thích tại sao băng lại giúp bảo quản xác động thực vật.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:

- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng

Lời giải:

- Ở nhiệt độ thấp, tốc độ của phản ứng giảm " xác các loài động thực vật thời tiền sử nguyên vẹn trong băng

Bài 19.20 trang 56 SBT Hóa học 10: NOCl là chất khí độc, sinh ra do sự phân huỷ nước cường toan (hỗn hợp HNO3 và HCl có tỉ lệ mol 1 : 3). NOCl có tính oxi hoá mạnh, ở nhiệt độ cao bị phân huỷ theo phản ứng hoá học sau:

2NOCl →2NO + Cl2

          Tốc độ phản ứng ở 70 °C là 2.10-7 mol/(L.s) và ở 80 °C là 4,5.10-7 mol/(L.s). a) Tính hệ số nhiệt độ γ của phản ứng.

b) Dự đoán tốc độ phản ứng ở 60 °C.

Phương pháp giải:

Dựa vào biểu thức tính hệ số nhiệt độ γ của phản ứng

γ=VT+10VT

Trong đó:

+ VT là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T

+ VT + 10 là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T + 10

Lời giải:

a) Hệ số nhiệt độ γ của phản ứng là γ=V80V70=4,5.1072.107=2,25

b) Tốc độ phản ứng ở 60 oC là V60=V70γ=2.1072,25=8,889.108(mol/L.s)

Bài 19.21 trang 56 SBT Hóa học 10: Khi thắng đường để làm caramen hoặc nước hàng, ta thường dùng đường kính chứ không dùng đường phèn. Giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:

- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

Lời giải:

- Đường kính có kích thước hạt nhỏ hơn đường phèn → diện tích tiếp xúc lớn hơn → Phản ứng xảy ra nhanh hơn

Đánh giá

0

0 đánh giá