SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 59 Bài 19: Tốc độ phản ứng

237

Với giải Câu hỏi trang 59 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 19: Tốc độ phản ứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 59 Bài 19: Tốc độ phản ứng

Bài 19.28 trang 59 SBT Hóa học 10: Hãy đề xuất một phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu tốc độ các phản ứng sau đây. Trong đó chỉ rõ: đại lượng nào em sẽ đo; đồ thị theo dõi sự thay đổi của đại lượng đó theo thời gian có dạng thế nào.

a) Phản ứng xảy ra trong dung dịch:

CH3CH2Br + H2O → CH3CH2OH + HBr

b) Phản ứng xảy ra trong pha khí:

2NO + Cl2 → 2NOCl

Lời giải:

a) - Đại lượng đo: nồng độ HBr thay đổi theo thời gian

- Đồ thị có dạng:

b) - Đại lượng đo: tổng áp suất thay đổi theo thời gian

- Đồ thị có dạng:

Bài 19.29 trang 59 SBT Hóa học 10: Thực hiện phản ứng 2ICl + H2 → I2 + 2HCl

Nồng độ đầu của ICl và H2 được lấy đúng theo tỉ lệ hợp thức. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ các chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau:

Cho biết các đường (a), (b), (c), (d) tương ứng với sự biến đổi nồng độ các chất nào trong phương trình phản ứng trên. Giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào độ cong và hướng của các đường thẳng để kết luận

- Đường cong đi lên → Chất sản phẩm

- Đường cong đi xuống → Chất tham gia

Lời giải:

- Đường (a): nồng độ HCl (Vì lượng HCl tạo ra gấp đôi lượng I2)

- Đường (b): nồng độ I2

- Đường (c): nồng độ ICl (Vì lượng ICl phản ứng gấp đôi lượng H2)

- Đường (d): nồng độ H2

Bài 19.30 trang 59 SBT Hóa học 10: Phosgen (COCl2) là một chất độc hoá học được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

Phản ứng tổng hợp phosgen như sau: CO + Cl2 → COCl2.

Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng: v=k.CCO.CCl23/2

Tốc độ phản ứng thay đổi như nào nếu:

a) Tăng nồng độ CO lên 2 lần.

b) Giảm nồng độ Cl2 xuống 4 lần.

Phương pháp giải:

Dựa vào biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng

aA + bB → cC + dD là v=k.CAa.CBb

Lời giải:

a) - Dựa theo biểu thức tốc độ tức thời ta có: v=k.CCO.CCl23/2

- Khi nồng độ CO tăng 2 lần ta có: v=k.(2.CCO)1.CCl23/2 " v=2v

→ Tốc độ phản ứng tăng 2 lần

b) - Dựa theo biểu thức tốc độ tức thời ta có: v=k.CCO.CCl23/2

- Khi nồng độ CO tăng 2 lần ta có: v=k.CCO.(14.CCl2)3/2 " v=18v

→ Tốc độ phản ứng giảm 8 lần

Đánh giá

0

0 đánh giá