SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 60 Bài 19: Tốc độ phản ứng

390

Với giải Câu hỏi trang 60 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 19: Tốc độ phản ứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 60 Bài 19: Tốc độ phản ứng

Bài 19.31 trang 60 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng hoá học sau:

Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g)

a) Ở nhiệt độ phòng, đo được sau 1 phút có 7,5 mL khí hydrogen thoát ra. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo hydrogen.

b) Ở nhiệt độ thấp, tốc độ phản ứng là 3 mL/min. Hãy tính xem sau bao lâu thì thu được 7,5 mL khí hydrogen.

Phương pháp giải:

ựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:

aA + bB → cC + dD là \(\overline v  =  - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} =  - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\

Lời giải:

- Xét phản ứng: Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g)

→ Tốc độ phản ứng trung bình là: v¯=11.ΔCH2Δt=7,51=7,5(mL/min)

b) - Thời gian để thu được 7,5 mL hydrogen là: Δt=ΔCH2v¯=7,53=2,5(min)

Bài 19.32 trang 60 SBT Hóa học 10: Khi nhiệt độ phòng là 25 °C, cho 10 g đá vôi (dạng viên) vào cốc đựng 100 g dung dịch HCl loãng và nhanh chóng cho lên một cân điện tử. Đọc giá trị khối lượng cốc tại thời điểm ban đầu và sau 1 phút.

Lặp lại thí nghiệm khi nhiệt độ phòng là 35 °C. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

STT

Nhiệt độ (oC)

Khối lượng cốc (g)

Thời điểm đầu

Sau 1 phút

1

25

235,40

235,13

2

35

235,78

235,21

a) Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng.

b) Giả sử ban đầu cốc chứa dung dịch HCl và đá vôi có khối lượng 235,40 g. Thực hiện thí nghiệm ở 45 °C. Hỏi sau 1 phút, khối lượng cốc là bao nhiêu (Bỏ qua khối lượng nước bay hơi).

Phương pháp giải:

Dựa vào biểu thức tính hệ số nhiệt độ γ của phản ứng

γ=VT+10VT

          Trong đó:

+ VT là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T

+ VT + 10 là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T + 10

Lời giải:

a) Xét phương trình: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

                                   x                                  → x    → x                   (mol)

- Tại thời điểm 25 oC

+ Có khối lượng cốc giảm = mCO2= 44x = 235,40 - 235,13

→ x = 6,14.103mol " mCaCO3pu=6,14.103.100=0,614gam

+ Tốc độ phản ứng ở 25 oC là v¯=11.ΔmCaCO3Δt=0,6141=0,614(g/min)

- Tại thời điểm 35 oC

+ Có khối lượng cốc giảm = mCO2= 44x = 235,78 - 235,21

→ x = 0,013mol -> mCaCO3pu=0,013.100=1,3gam

+ Tốc độ phản ứng ở 35 oC là v¯=11.ΔmCaCO3Δt=1,31=1,3(g/min)

- Hệ số nhiệt độ của phản ứng là γ=V35V25=1,30,614=2,12

b) - Hệ số nhiệt độ của phản ứng là γ=V45V35=V451,3=2,12-> V45=2,12.1,3=2,756(g/min)

→ mCaCO3pu=2,756gam -> x = 0,02756mol

→ Khối lượng cốc giảm = mCO2= 44.0,02756 = 1,21 gam

→ Khối lượng cốc sau 1 phút = 235,40 - 1,21 = 234,19 (gam)

Bài 19.33 trang 60 SBT Hóa học 10: Có hai miếng iron có kích thước giống hệt nhau, một miếng là khối iron đặc (A), một miếng có nhiều lỗ nhỏ li ti bên trong và trên bề mặt (B). Thả hai miếng iron vào hai cốc đựng dung dịch HCl cùng thể tích và nồng độ, theo dõi thể tích khí hydrogen thoát ra theo thời gian. Vẽ đồ thị thể tích khi theo thời gian, thu được hai đô thị sau:

Cho biết đồ thị nào mô tả tốc độ thoát khi từ miếng sắt A, miếng sắt B. Giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:

- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

Lời giải:

- Đồ thị (2) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng sắt B vì thể tích khí thoát ra nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian so với đồ thị (1)

- Giải thích: Miếng sắt B có diện tích tiếp xúc lớn hơn -> Tốc độ thoát khí cao hơn

Đánh giá

0

0 đánh giá