SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 40 Bài 13: Phản ứng oxi hoá - khử

297

Với giải Câu hỏi trang 40 SBT Hoá học10 Cánh Diều Bài 13: Phản ứng oxi hoá - khử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 40 Bài 13: Phản ứng oxi hoá - khử

Bài 13.14 trang 40 sách bài tập Hóa học 10: Hãy xác định chất bị khử, chất bị oxi hóa trong các phản ứng hóa học dưới đây.

a) 2HNO3 + 3H3AsO3 → 2NO + 3H3AsO4 + H2O

b) NaI + 3HOCl → NaIO3 + 3HCl

c) 2KMnO4 + 5H2C2O4 + 3H2SO4 → 10CO2 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

d) 6H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Lời giải:

a) 2HN+5O3+3H3As+3O32N+2O+3H3As+5O4+H2O

Chất bị oxi hóa: H3AsO3; chất bị khử: HNO3.

b) NaI1+3HOCl+1NaI+5O3+3HCl1

Chất bị oxi hóa: NaI; chất bị khử: HOCl

c) 2KMn+7O4+5H2C+32O4+3H2SO410C+4O2+K2SO4+2Mn+2SO4+8H2O

Chất bị oxi hóa: H2C2O4; chất bị khử: KMnO4.

d) 6H2S+6O4+2Al0Al+32SO43+3S+6O2+6H2O

Chất bị oxi hóa: Al; chất bị khử: H2SO4.

Bài 13.15 trang 40 sách bài tập Hóa học 10: Viết các phản ứng cho quá trình oxi hóa, quá trình khử và cân bằng các phản ứng sau:

a) Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+

b) Cr3+ + Zn → Cr + Zn2+

c) CH4 + O2 → CO2 + H2O

d) MnO2 + Al → Mn + Al2O3

Lời giải:

a) Quá trình oxi hóa: Fe+2Fe+3+ 1e

Quá trình khử: Ag+1+1eAg0

Phương trình hóa học: Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+

b) Quá trình oxi hóa: Zn0Zn+2+2e

Quá trình khử: Cr+3+3eCr0

Phương trình hóa học: 2Cr3+ + 3Zn → 2Cr + 3Zn2+

c) Quá trình oxi hóa: C4C+4+8e

Quá trình khử: O20+4e2O2

Phương trình hóa học: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

d) Quá trình oxi hóa: Al0Al+3+3e

Quá trình khử: Mn+4+4eMn0

Phương trình hóa học: 3MnO2 + 4Al → 3Mn + 2Al2O3

Bài 13.16 trang 40 sách bài tập Hóa học 10: Một số loại xe ô tô được trang bị một thiết bị an toàn là túi chứa một lượng nhất định hợp chất ion sodium azide (NaN3), được gọi là "túi khí". Khi có va chạm mạnh xảy ra, sodium azide bị phân huỷ rất nhanh, giải phóng khí N2 và nguyên tố Na, làm túi phồng lên, bảo vệ được người trong xe tránh khỏi thương tích. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra và xác định đây có phải là phản ứng oxi hoá - khử không. Vì sao? Xác định số oxi hoá của mỗi nguyên tử trong NaN3.

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:

2NaN3 → 2Na + 3N2

Đây là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự nhường và nhận electron hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố trong phản ứng.

2Na+1N1332Na0+3N02

Số oxi hóa của Na và N trong hợp chất lần lượt là +1 và 13.

Bài 13.17 trang 40 sách bài tập Hóa học 10: Sự cháy của hydrocarbon trong oxygen: Quá trình đốt cháy nhiên liệu (khí đốt, xăng, dầu hoặc khí hoá lỏng) là một ví dụ về sự cháy của hydrocarbon trong oxygen và cung cấp cho chúng ta năng lượng. Nếu oxygen dư thì sự cháy xảy ra hoàn toàn và cho sản phẩm là CO2 và nước. Nếu thiếu oxygen, sự cháy xảy ra không hoàn toàn và một phần carbon chuyển thành CO là một khí độc, gây ô nhiễm môi trường. Còn khi rất thiếu oxygen thì chỉ tạo ra nước và để lại muội là carbon. Hãy viết các phương trình hoá học cho phản ứng cháy của xăng (octane – C8H18) trong ba điều kiện: dư oxygen, không dư oxygen và rất thiếu oxygen. Theo em, điều kiện nào sẽ tiết kiệm năng lượng nhất? Vì sao? Trong điều kiện đó, một phân tử C8H18 sẽ nhường bao nhiêu electron?

Lời giải:

Các phương trình hóa học xảy ra:

+ Trong điều kiện dư oxygen:

2C8H18 + 25O2 → 16CO2 + 18H2O

+ Trong điều kiện không dư oxygen:

2C8H18 + 17O2 → 16CO + 18H2O

+ Trong điều kiện rất thiếu oxygen:

2C8H18 + 9O2 → 16C + 18H2O

Trong điều kiện cháy dư oxygen sẽ tiết kiệm năng lượng nhất và không gây ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện này, một phân tử C8H18 nhường 50 electron.

C8H1808C+4+18H+1+50e

Đánh giá

0

0 đánh giá