Câu hỏi trang 130 Địa lí 7 Cánh diều

212

Với giải Câu hỏi trang 130 Địa lí lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 7. Mời các bạn đón xem:

Câu hỏi trang 130 Địa lí 7 Cánh diều

4. Đặc điểm các đới thiên nhiên

Câu hỏi trang 130 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, 14.1, hãy cho biết Bắc Mỹ có những đới thiên nhiên nào. Mô tả đặc điểm một trong những đới thiên nhiên đó.

Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, 14.1, hãy cho biết Bắc Mỹ có những đới thiên nhiên nào (ảnh 1)

Trả lời:

- Bắc Mỹ có những đới thiên nhiên: đới lạnh, đới ôn hòa, đới nóng.

- Đặc điểm đới lạnh:

+ bao gồm phần lớn các đảo và quần đảo ở phía bắc, rìa phía bắc bán đảo A-la-xca và Ca-na-đa.

+ khí hậu khắc nghiệt nên thực vật nghèo nàn, chủ yếu rêu và địa y. Động vật chịu được lạnh như: gấu bắc cực, tuần lộc,...

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 130 Địa Lí lớp 7: Hãy lập bảng mô tả đặc điểm của ba khu vực địa hình ở Bắc Mỹ.

Trả lời:

Hãy lập bảng mô tả đặc điểm của ba khu vực địa hình ở Bắc Mỹ (ảnh 1)

Vận dụng 2 trang 130 Địa Lí lớp 7: Hãy thu thập thông tin về Ngũ Hồ hoặc hệ thống sông Mit-xi-xi-pi-Mit-xu-ri.

Trả lời:

Sông Mit-xi-xi-pi là một con sông ở Bắc Mỹ. Cái tên "Mit-xi-xi-pi" bắt nguồn từ cụm từ misi-ziibi, có nghĩa là 'sông lớn' trong tiếng Ojibwe. Sông có chiều dài là 3.733 km (2.320 dặm) từ hồ Itasca đến Vịnh Mexico. Một con sông khác ở Bắc Mỹ dài hơn là sông Missouri, với chiều dài 3.767 km (2.341 dặm) từ ngã ba của sông Jefferson, sông Madison và sông Gallatin đến sông Mit-xi-xi-pi. Các sông nối tiếp nhau Jefferson, Mit-xu-ri và Mit-xi-xi-pi hình thành nên hệ thống các sông lớn nhất ở Bắc Mỹ.

Sông Mit-xu-ri là con sông dài nhất ở Bắc Mỹ. Xuất phát tại dãy núi Rocky thuộc miền tây Montana, sông Mit-xu-ri chảy theo hướng đông nam với chiều dài 2.341 dặm (3.767 km) trước khi đổ vào sông Mit-xi-xi-pi tại St. Louis, Mit-xu-ri. Nó chảy qua 10 bang của Hoa Kỳ và 2 tỉnh của Canada. Khi kết hợp với sông Mit-xi-xi-pi, nó tạo nên hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới.

Đánh giá

0

0 đánh giá