Địa lí 7 (Cánh diều) Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương

849

Lời giải bài tập Địa lí 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương sách Cánh diều ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 7 Bài 20 từ đó học tốt môn Địa 7.

Giải SGK Địa lí 7 (Cánh diều) Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương

Câu hỏi trang 142 Địa lí 7 Cánh diều

Câu hỏi mở đầu trang 142 Địa Lí lớp 7: Châu Đại Dương có diện tích đất liền nhỏ nhất trong số các châu lục trên thế giới. Châu lục này bao gồm những bộ phận nào? Vị trí địa lí và thiên nhiên có đặc điểm nổi bật gì?

Trả lời:

Châu Đại Dương bao gồm: lục địa Ô-xtrây-li-a và hệ thống các đảo, quần đảo.

Vị trí: nằm ở bán cầu Nam, thiên nhiên có sự khác biệt giữa các đảo, quần đảo và lục địa Ô-xtrây-li-a.

1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Đại Dương - Các bộ phận của châu Đại Dương

Câu hỏi trang 142 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy xác định các bộ phận của châu Đại Dương.

Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy xác định các bộ phận của châu Đại Dương (ảnh 1)

Trả lời:

Châu Đại Dương bao gồm: lục địa Ô-xtrây-li-a và hệ thống các đảo, quần đảo trải rộng hầu khắp Thái Bình Dương.

Câu hỏi trang 143 Địa lí 7 Cánh diều

Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Ô- xtrây-li-a

Câu hỏi trang 143 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy nêu vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của Ô-xtrây-li-a.

Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, nêu vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của Ô-xtrây-li-a (ảnh 1)

Trả lời:

Vị trí: nằm ở bán cầu Nam, có đường chí tuyến Nam đi qua lãnh thổ.

Hình dạng và kích thước: Châu Đại Dương có diện tích 8,5 triệu km2.

2. Đặc điểm thiên nhiên các đảo, quần đảo và lục địa Ô- xtrây-li-a - Đặc điểm thiên nhiên các đảo và quần đảo

Câu hỏi trang 143 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy nêu đặc điểm thiên nhiên các đảo và quần đảo của châu Đại Dương.

Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, nêu đặc điểm thiên nhiên các đảo và quần đảo (ảnh 1)

Trả lời:

- Địa hình: Quần đảo Niu-di-len và các nhóm đảo núi lửa có địa hình cao hơn các đảo và quần đảo san hô.

- Khí hậu: phần lớn có khí hậu nóng ẩm quanh năm và điều hòa. Riêng quần đảo Niu-di-len có khí hậu ôn đới  cận nhiệt hải dương.

- Thực vật: rừng mưa nhiệt đới.

- Khoáng sản: không giàu có về tài nguyên khoáng sản. Nhưng có nguồn lợi về hải sản phong phú và là tài nguyên du lịch quan trọng.

Đặc điểm thiên nhiên lục địa Ô-xtrây-li-a - Địa hình và khoáng sản

Câu hỏi trang 144 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy xác các khu vực địa hình và sự phân bố khoáng sản của lục địa Ô-xtrây-li-a.

Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy xác các khu vực địa hình và sự phân bố khoáng sản (ảnh 1)

Trả lời:

- Gồm ba khu vực địa hình:

+ Vùng núi phía đông: có dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển.

+ Vùng cao nguyên phía tây: với 3 hoang mạc lớn là: hoang mạc Lớn, Vic-to-ri-a Lớn và Ghip-sơn.

+ Vùng đất thấp trung tâm: gồm bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và châu thổ sông Mơ-rây Đac-linh ở phía nam.

Sự phân bố khoáng sản: ven biển phía tây có than, dầu mỏ, khí đốt; ven biển phía đông có đồng, vàng, sắt.

Câu hỏi trang 145 Địa lí 7 Cánh diều

Khí hậu

Câu hỏi trang 145 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hình 20.2, hãy phân tích đặc điểm khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a.

Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hình 20.2, phân tích đặc điểm khí hậu (ảnh 1)

Trả lời:

Đại bộ phận lãnh thổ phía tây và trung tâm lục địa có khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc.

- Phía bắc có khí hậu nhiệt đới.

- Phía nam khí hậu cận nhiệt đới.

- Phía đông nam khí hậu ôn đới.

Tài nguyên sinh vật

Câu hỏi trang 145 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 20.3, 20.4 hãy nêu những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a. Vì sao ở Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm.

Đọc thông tin và quan sát hình 20.3, 20.4 nêu những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật (ảnh 1)

Trả lời:

Tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm.

Động vật: thú có túi (Kang-gu-ru và Cô-a-la) thú mỏ vịt và đà điểu.

Thực vật: bạch đàn, keo hoa vàng, tràm và ngân hoa.

Giải thích: do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu,... đã tạo nên sinh vật đa dạng, độc đáo.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 145 Địa Lí lớp 7: Vì sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?

Trả lời:

Đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn do tác động áp cao chí tuyến, hiệu ứng phơn của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a và dòng biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a.

Vận dụng 2 trang 145 Địa Lí lớp 7: Hãy thu thập thông tin về một số loài động vật và thực vật tiêu biểu của lục địa Ô-xtrây-li-a.

Trả lời:

Lục địa Ô-xtrây-li-a có hơn 378 loài, 828 loài chim, 4500 loài cá, 700 loài thằn lằn, 140 loài rắn, hai loài cá sấu và khoảng hơn 50 loài động vật biển có vú. Trong đó hơn 83% các loài động vật, động vật có vú, bò sát và ếch là đặc trưng của Úc mà không nơi nào có. Một số động vật được biết đến nhiều như chuột túi kangaroo, thú có túi gấu koala, thú lông nhím, chó hoang dingo, thú mỏ vịt và chuột túi Wallaby...

Kanguru là một loài động vật nổi tiếng được xem là biểu tượng của Úc. Hệ động vật ở Úc có nhiều loại chuột túi khác nhau. Có thể liệt kê như chuột túi màu đỏ cực kỳ cao to là loài động vật có vú lớn nhất quốc gia này hay kangaroo xám với kích thước nhỏ hơn. Chuột túi tuy có đôi chân cực khỏe, có thể chạy với tốc độ thần kỳ và tung các cú đá như những võ sĩ. Nhưng lại cực kỳ nhát người. Ở nước Úc hoang dã bạn, có thể dễ dàng bắt gặp loài động vật này ở khu bảo tồn, trong các vườn thú hay thậm chí là lang thang ngoài môi trường tự nhiên. Chúng thường hoạt động khi hoàng hôn buông xuống ở các vùng ngoại ô hay các mảnh đất sát biển.

Hãy thu thập thông tin về một số loài động vật và thực vật tiêu biểu (ảnh 1)

Chuột túi kangaroo

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá