SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 49 Bài 16: Tốc độ phản ứng hoá học

275

Với giải Câu hỏi trang 49 SBT Hoá học10 Cánh Diều Bài 16: Tốc độ phản ứng hoá học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 49 Bài 16: Tốc độ phản ứng hoá học

Bài 16.1 trang 49 sách bài tập Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tốc độ của phản ứng hoá học là đại lượng mô tả mức độ nhanh hay chậm của chất phản ứng được sử dụng hoặc sản phẩm được tạo thành.

B. Tốc độ của phản ứng hoá học là hiệu số nồng độ của một chất trong hỗn hợp phản ứng tại hai thời điểm khác nhau.

C. Tốc độ của phản ứng hoá học có thể có giá trị âm hoặc dương.

D. Trong cùng một phản ứng hoá học, tốc độ tạo thành của các chất sản phẩm khác nhau là khác nhau, tuỳ thuộc vào hệ số cân bằng của chúng trong phương trình hoá học.

E. Trong cùng một phản ứng hoá học, tốc độ tiêu thụ các chất phản ứng khác nhau sẽ như nhau nếu chúng được lấy với cùng một nồng độ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A và D

B sai vì tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

C sai vì tốc độ phản ứng có giá trị dương.

E sai vì trong cùng một phản ứng hoá học, tốc độ tiêu thụ của các chất phản ứng khác nhau là khác nhau, tuỳ thuộc vào hệ số cân bằng của chúng trong phương trình hoá học.

Bài 16.2 trang 49 sách bài tập Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tốc độ của phản ứng hoá học chỉ có thể được xác định theo sự thay đổi nồng độ chất phản ứng theo thời gian.

B. Tốc độ của phản ứng hoá học không thể xác định được từ sự thay đổi nồng độ chất sản phẩm tạo thành theo thời gian.

C. Theo công thức tính, tốc độ trung bình của phản ứng hoá học trong một khoảng thời gian nhất định là không thay đổi trong khoảng thời gian ấy.

D. Dấu “−” trong biểu thức tính tốc độ trung bình theo biến thiên nồng độ chất phản ứng là để đảm bảo cho giá trị của tốc độ phản ứng không âm.

E. Tốc độ trung bình của một phản ứng trong một khoảng thời gian nhất định được biểu thị bằng biến thiên nồng độ chất phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành chia cho khoảng thời gian đó.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, B

Phát biểu A sai vì tốc độ của phản ứng đơn giản còn được xác định dựa vào định luật tác dụng khối lượng.

Phát biểu B sai vì tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

Bài 16.3 trang 49 sách bài tập Hóa học 10: Khi cho một lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hoá học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ

A. không đổi cho đến khi kết thúc.

B. tăng dần cho đến khi kết thúc.

C. chậm dần cho đến khi kết thúc.

D. tuân theo định luật tác dụng khối lượng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khi cho một lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hoá học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ chậm dần cho đến khi kết thúc.

Đánh giá

0

0 đánh giá