Địa lí 10 Chân trời sáng tạo trang 74 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

348

Với giải Câu hỏi trang 74 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Địa lí 10 Chân trời sáng tạo trang 74 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Câu hỏi trang 74 Địa Lí 10: Việc nghiên cứu quy luật địa đới và quy luật phi địa đới trong vỏ địa lí có ý nghĩa như thế nào trong tìm hiểu và sử dụng tự nhiên?

Lời giải:

- Hiểu được biểu hiện của các quy luật địa đới, quy luật phi địa đới 

+ Giúp chúng ta giải thích được sự đa dạng, phong phú của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí trên Trái Đất và từng khu vực lãnh thổ cụ thể.

+ Ví dụ: sự khác nhau về thiên nhiên của miền nhiệt đới với miền ôn đới và hàn đới; sự khác nhau về cảnh quan giữa bờ đông và bờ tây các lục địa;…

+ Là cơ sở để phân chia các khu vực địa lí, có thể phân vùng trong phát triển kinh tế, áp dụng các biện pháp quy hoạch và phát triển vùng cho phù hợp.

-> Con người sinh sống và sản xuất ở từng lãnh thổ khác nhau, cần có các biện pháp sử dụng hợp lí và hiệu quả sự đa dạng của tự nhiên.

Luyện tập 1 trang 74 Địa Lí 10: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy tóm tắt các biểu hiện của quy luật địa đới qua thành phần và cảnh quan địa lí, sau đó hoàn thành thông tin theo bảng gợi ý dưới đây:

Các thành phần và cảnh quan địa lí

Sự phân bố theo chiều từ Xích đạo về hai cực

a. Các vòng đai nhiệt

 

 

b. Các đai khí áp

 

c. Các đới gió chính

 

d. Các đới khí hậu

 

e. Các kiểu thảm thực vật chính

 

f. Các nhóm đất chính

 

Lời giải:

Các biểu hiện của quy luật địa đới qua thành phần và cảnh quan địa lí nhân và kết quả giữa phong hóa lí học,

Các thành phần và cảnh quan địa lí

Sự phân bố theo chiều từ Xích đạo về hai cực

a. Các vòng đai nhiệt

Vòng đai nóng, vòng đai ôn hoà, vòng đai lạnh và vòng đai băng giá vĩnh cửu.

b. Các đai khí áp

Đai áp thấp xích đạo, đai áp cao cận nhiệt đới, đai áp thấp ôn đới và đai áp cao địa cực. 

c. Các đới gió chính

Đới gió Mậu dịch, đới gió Tây ôn đới và đới gió Đông cực.

d. Các đới khí hậu

Đới khí hậu xích đạo (chung cho cả hai bán cầu), cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực và cực.

e. Các kiểu thảm thực vật chính

Rừng nhiệt đới, xích đạo; xavan, cây bụi, thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; hoang mạc, bán hoang mạc; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; rừng cận nhiệt ẩm; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng lá kim; đài nguyên; hoang mạc lạnh.

f. Các nhóm đất chính

Đất đỏ vàng (feralit) và đen nhiệt đới; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất pốt dôn; đất đài nguyên; băng tuyết.

Đánh giá

0

0 đánh giá