Địa lí 10 Chân trời sáng tạo trang 75 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

238

Với giải Câu hỏi trang 75 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Địa lí 10 Chân trời sáng tạo trang 75 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Luyện tập 2 trang 75 Địa Lí 10: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết đây là biểu hiện của quy luật nào trong lớp vỏ địa lí ở nước ta.

Biểu hiện

Quy luật

a. Lượng bức xạ mặt trời tăng dần từ Bắc vào Nam.

 

b. Khi đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ (phía đông dãy Trường Sơn Nam) là mùa mưa thì Tây Nguyên (phía tây dãy Trường Sơn Nam) lại là mùa khô và ngược lại.

 

c. Thiên nhiên vùng núi Hoàng Liên Sơn bị phân hóa thành ba đai cao, gồm đai nhiệt đới gió mùa ở độ cao dưới 600 - 700 m, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 600 - 700 m đến 2600 m và đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 2 600 m trở lên.

 

Lời giải:

Biểu hiện

Quy luật

a. Lượng bức xạ mặt trời tăng dần từ Bắc vào Nam.

Địa đới

b. Khi đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ (phía đông dãy Trường Sơn Nam) là mùa mưa thì Tây Nguyên (phía tây dãy Trường Sơn Nam) lại là mùa khô và ngược lại.

Địa ô

c. Thiên nhiên vùng núi Hoàng Liên Sơn bị phân hóa thành ba đai cao, gồm đai nhiệt đới gió mùa ở độ cao dưới 600 - 700 m, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 600 - 700 m đến 2600 m và đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 2 600 m trở lên.

Đai cao

Vận dụng trang 75 Địa Lí 10: Vận dụng kiến thức đã học về quy luật địa đới và quy luật đai cao để giải thích một số hiện tượng sau:

- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta chủ yếu là các loài cây nhiệt đới nhưng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn lại có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam và thiết sam.

Lời giải:

- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam: Do càng vào phía Nam góc nhập xạ càng lớn, lượng bức xạ và ánh sáng nhận được càng nhiều. Ngoài ra còn do phần lãnh thổ phía Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm nền nhiệt giảm nhiều hơn so với phần lãnh thổ phía Nam.

- Ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta chủ yếu là các loài cây nhiệt đới nhưng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn lại có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam và thiết sam chủ yếu là do sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm theo độ cao, ở các vùng núi cao nền nhiệt độ, lượng mưa rất thấp hoặc không có mưa nên phát triển các thực vật ôn đới.

Đánh giá

0

0 đánh giá