Tin học lớp 10 trang 43

433

Với giải Tin học 10 trang 43 chi tiết trong Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập. Mời các bạn đón xem

Tin học lớp 10 trang 43

Hoạt động 4 trang 43 Tin học 10: Năm 2017, một người đàn ông bị tòa án Thụy Sỹ tuyên phạt hơn 4129 USD vì bấm nút Like các bình luận có nội dung nói xấu, phỉ báng người khác trên Facebook. (Nguồn: Báo điện tử vietnamnet ngày 01/6/2017). Theo em, ngoài việc thể hiện sự vô văn hóa, việc bấm nút Like một thông tin sai trái có vi phạm pháp luật Việt Nam hay không?

Lời giải:

Theo em, ngoài việc thể hiện sự vô văn hóa, việc bấm nút Like một thông tin sai trái có vi phạm pháp luật Việt Nam. Hành vi đó đã tiếp tay cho việc lan truyền các nội dung xấu và có thể bị xử phạt theo khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Luyện tập trang 43 Tin học 10: Em hãy viết một đoạn mô tả ngắn về lịch sử của tỉnh hay thành phố của em, trong đó sử dụng và có trích dẫn hợp lí những hình ảnh, tư liệu và lời bình từ những tài liệu thu thập được từ Internet.

Lời giải:

Các em tham khảo.

Hải Dương là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, khoa học, y tế, dịch vụ của tỉnh Hải Dương, nằm trong vùng thủ đô Hà Nội và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Hải Dương.

(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki)

Vận dụng trang 43 Tin học 10: Qua mạng xã hội, An thông báo rủ các bạn tới chúc mừng sinh nhật Bình tại nhà, trong thông báo có họ tên và địa chỉ nhà của Bình. An và các bạn không hỏi ý kiến Bình về việc này để tạo sự bất ngờ. Theo em, An có vi phạm Luật An toàn thông tin mạng không? Nếu An vi phạm, em hãy cho biết hậu quả có thể xảy ra.

Lời giải:

Theo em, An có vi phạm Luật An toàn thông tin mạng

Hậu quả: Kẻ xấu có thể lợi dụng thông tin đó để làm chuyện xấu: bắt cóc, trộm cắp tài sản, …

Câu hỏi trang 43 Tin học 10: Em hãy nêu một số ví dụ về sự vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hoặc thiếu văn hóa thường gặp trong giao tiếp qua mạng

Lời giải:

Ví dụ về sự vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hoặc thiếu văn hóa thường gặp trong giao tiếp qua mạng: Các bạn thanh thiếu niên cãi nhau, nói những lời thiếu văn hoá, khích bác, xúc phạm tới danh dự cá nhân của người khác.

Xem thêm các bài giải hay, chi tiết khác:

Giải Tin học 10 trang 40

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá