Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Địa lí có đáp án (phần 1)

596

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Địa Lí có đáp án (phần 1) hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Địa lí.

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Địa lí có đáp án (phần 1)

Câu 1: Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết là?

A. Đi lại giữa các nước

B. Tự chủ về kinh tế

C. Thị trường tiêu thu sản phẩm

D. Khai thác và sử dụng tài nguyên

Lời giải

B. Tự chủ về kinh tế

Câu 2: Việc khai thác khoáng sản ở châu phi đã

A. Mang lại lợi nhuận cho c ác nước có tài nguyên

B. Mang lại lơi nhuận cho người lao động

C. Mang lợi lợi nhuận cao cho các công ti tư bản nước ngoài

D. Mang lại lợi nhuận cao cho 1 nhóm người lao động

Lời giải

C. Mang lợi lợi nhuận cao cho các công ti tư bản nước ngoài

Câu 3: Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu châu á

Lời giải

a) Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng

- Khí hậu phân hóa thành nhiều đới khác nhau. Từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo lần lượt có các đới khí hậu: đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu Xích đạo.

- Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

+ Đới khí hậu ôn đới: kiểu ôn đới lục địa, kiểu ôn đới gió mùa, kiểu ôn đới hải dương.

+ Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt địa trung hải, kiểu cận nhiệt gió mùa,

kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.

+ Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô. kiểu nhiệt đới gió mùa.

b) Giải thích

- Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

- Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên cao, khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

Câu 4: Các hành tinh trong hệ mặt trời có quỹ đạo chuyển động từ

A. nam lên bắc

B. đông sang tây

C. tây sang đông

D. bắc đến nam

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo chuyển động từ theo hướng từ tây sang đông với những quỹ đạo hình elip.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện tượng mùa trên Trái Đất?

A. Mùa là một phần thời gian của năm

B. Do Trái Đất tự quay quanh trục gây ra

C. Các mùa có lượng bức xạ khác nhau.

D. Đặc điểm khí hậu các mùa khác nhau

Lời giải

B. Do Trái Đất tự quay quanh trục gây ra

Câu 6: Càng vào sâu trong trung tâm lục địa

A.nhiệt độ mùa hạ càng giảm

B.nhiệt độ mùa đông càng cao

C.biên độ nhiệt càng lớn

D.góc tới mặt trời càng nhỏ

Lời giải

C.biên độ nhiệt càng lớn

Câu 7: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi

Lời giải

Các dãy núi và cao nguyên

 (ảnh 1)

- Một số đỉnh núi

 (ảnh 2)

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió tháng 1 tại trạm Đồng Hới chủ yếu thổi theo hướng nào sau đây?

A. Đông bắc.

B. Tây nam.

C. Bắc.

D. Tây bắc

Lời giải

D. Tây bắc

Câu 9: Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là nhờ

Lời giải

Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ vì ảnh hưởng của biển Đông và các khối khí di chuyển qua biển

Câu 10: Giá trị của núi

Lời giải

+ Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.
+ Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
+ Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái

Câu 11: Các địa hình nào sau đây không phải là kết quả của quá trình bóc mòn?

A. Hải Phòng

B. Cửa Lò

C. Đà Nẵng

D. Cam Ranh

Lời giải

D. Cam Ranh

Câu 12: Khi ở kinh tuyến 105 độ kinh Đông là 7 giờ, thì ở kinh tuyến 104 độ 59 phút là 6 giờ 59 phút

A. Bão lụt với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn

B. Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi

C. Thời tiết rất bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường

D. Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô

Lời giải

D. Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô

Câu 13: Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu khu vực đông nam á

Lời giải

Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu đặc biệt là lượng mưa.

- Dãy Himalaya ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, vì vậy:  (2 điểm)

    + Sườn nam có lượng mưa rất lớn, trung bình 2000 - 3000 mm/năm.

    + Ở sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa rất ít.

- Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức chắn của dãy Himalaya, chuyển hướng đông nam nên đồng bằng sông Hằng có lượng mưa rất lớn.

- Do ảnh hưởng của dãy núi Gát Tây nên gió Tây Nam thổi vào đã trút mưa xuống đồng bằng ven biển, khi vào đến cao nguyên Đêcan lượng mưa rất ít.

Câu 14: Cảnh quan đông á

Lời giải

* Cảnh quan:

- Phía tây đất liền cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

- Nhờ khí hậu ẩm, nửa phía đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và phần hải đảo có rừng bao phủ…

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện tượng mùa trên trái đất?

A. Mùa là một phần thời gian của năm

B. Do trái đất tự quay quanh trục gây ra.

C. Các mùa có lượng bức xạ khác nhau.

D. Đặc điểm khí hậu, các mùa khác nhau.

Lời giải

B. Do trái đất tự quay quanh trục gây ra.

Câu 16: Càng vào sâu trong trung tâm lục địa

A.nhiệt độ mùa hạ càng giả

B.nhiệt độ mùa đông càng cao

C.biên độ nhiệt càng lớn

D.góc tới mặt trời càng nhỏ

Lời giải

B.nhiệt độ mùa đông càng cao

Câu 17: Đặc điểm nổi bật của địa hình miền bắc và đông bắc bắc bộ là

Lời giải

Đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi chạy theo hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều) và địa hình bờ biển đa dạng, các đồng bằng rộng lớn đang mở rộng.

Câu 18: Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế

Lời giải

Sau một số nghiên cứu thì các nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế là bốn nhân tố bởi nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, tư bản và trí tuệ công nghệ.

Câu 19: Khoa học - kỹ thuật và công nghệ nhật bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực:

A. Các ngành dịch vụ

B. Công nghiệp điện

C.Vũ trụ hạt nhân

D. Sản xuất ứng dụng dân dụng

Lời giải

Đáp án D

Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt được nhiều thành tựu lớn

Câu 20: Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng. những nguyên nhân chính đã làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp

Lời giải

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng của nước ta:

- Do hậu quả chiến tranh.

- Nạn lâm tặc, khai thác rừng bừa bãi.

- Cháy rừng.

- Mở rộng diện tích đất canh tác, nạn du canh du cư của đồng bào dân tộc ít người.

- Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình cơ bản, phát triển thủy điện.

Câu 21: Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu?

Lời giải

Ớ Bắc bán cầu thời gian nửa năm mùa nóng và thời gian nửa năm mùa lạnh không bằng nhau do:

- Trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 33 và không đổi phương trong không gian.

- Quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời là hình elip gần tròn mà Mặt Trời là một tiêu điểm, nên:

+ Khi Bắc bán cầu ngả về phía Mặt Trời (mùa nóng ở Bắc bán cầu) thì Trái Đất xa Mặt Trời nhất (tháng 7), lúc đó lực hút giữa hai thiên thể là bé nhất, vận tốc của Trái Đất trên quỹ đạo chậm nhất, mùa nóng kéo dài đến 186 ngày.

+ Khi Nam bán cầu ngả về phía Mặt Trời (mùa nóng ở Nam bán cầu hay mùa lạnh ở Bắc bán cầu) thì Trái Đất gần Mặt Trời nhất (tháng 1), lúc đó lực hút giữa hai thiên thể là lớn nhất, vận tốc của Trái Đất trên quỹ đạo nhanh nhất, mùa lạnh ở Bắc bán cầu chỉ kéo dài đến 179 hoặc 180 ngày (năm nhuận).

Như vậy, nửa năm mùa nóng và nửa năm mùa lạnh ở Bắc bán cầu chênh nhau 6 đến 7 ngày.

Câu 22: Nêu đặc điểm cảnh quan châu á

Lời giải

- Cảnh quan tự nhiên phân hóa rất đa dạng.

+ Rừng lá kim (hay rừng tai-ga) có diện lích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.

+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều động vật quý hiếm.

- Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp.

Câu 23: Sông có hàm lượng phù sa (tỉ lệ phù sa trong nước sông) lớn nhất nước ta là:

A. Sông Cửu Long

B. Sông Đồng Nai

C. Sông Hồng

D. Sông Đà Rằng

Lời giải

C. Sông Hồng

Hàm lượng phù sa lớn nhất là hệ thống sông Hồng, khoảng 120 triệu tấn phù sa đổ ra biển mỗi năm, trên tổng số 200 triệu tấn phù sa của sông ngòi cả nước.

Câu 24: Dựa vào atlat địa lí việt nam trang 11, hai loại đất có đặc trưng chỉ phân bố ở khu vực ven biển là

A. đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ

B. đất phèn, đất feralit trên đá ba dan

C. đất xám trên phù sa cổ, đất phèn

D. đất phù sa sông, đất cát

Lời giải

A. đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ

Câu 25: Đặc điểm nào không đúng với địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nước ta?

A. Địa hình đồi núi trung du còn nhiều là các thèm xấu xa, bị chia cắt do tác động của dòng chảy.

B. Dải đồi trung du trù hẹp ở gì ở đồng bằng ven biển miền trung

C. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở đồng bằng sông hồng.

D. Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở đông nam bộ.

Lời giải

C. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở đồng bằng sông hồng.

Câu 26: Nét nổi bật của địa hình vùng núi tây bắc là

A. Các khối núi và cao nguyên.

B. Địa hình thấp và hẹp ngang.

C. 4 cánh cung lớn.

D. Núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

Lời giải.

D. Núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?

A. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, lượng mưa lớn.

B. Lượng mưa lớn và có sự phân hoá rõ rệt theo mùa.

C. Địa hình cắt xẻ mạnh và lượng mưa lớn.

D. Lượng mưa lớn và nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào.

Lời giải

Đáp án B

Sông ngòi nước ta được cung cấp lượng  nước chue yếu từ nước mưa. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có lượng mưa lớn và phân hóa theo mùa, khiến chế độ nước sông cũng theo mùa.

Câu 28: Dựa vào atlat địa lí việt nam trang 11, loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông cửu long là

A. Đất phù sa sông.

B. Đất xám

C. Đất phèn

D. Đất mặn

Lời giải

C. Đất phèn

Câu 29: Hiện tượng khác nhau về thời gian ngày và đêm trong câu ca dao đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Trả lời

"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa.

Câu 30: Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Lời giải

Có vị trí từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

Đại hình cao nhất Việt Nam.

+ Là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu. Sông suối lắm thác, nhiều ghềnh.

+ Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.

+ Dãy Hoàng Liên Sơn cao và hung vĩ nhất Việt Nam, có đủ các vành đai khí hậu - sinh vật nhiệt đới chân núi tới ôn đới núi cao.

+ Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta những cảnh quan rất đẹp và đa dạng.

Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình.

+ Mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm. Miền núi thường chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ tring bình dưới 18(tháng 12, 1, 2). Ngay khi cả gió mùa đông bắc tràn tới nhiệt độ ở đây cũng thường cao hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ từ 2℃ - 3℃.

+ Vào mùa hạ, gió Tây Nam từ vịnh Ben-gan tới, vượt qua các dãy núi phía tây trên biên giới Việt - Lào, bị biến tính trở nên khô nóng, ảnh hưởng mạnh tới chế độ mưa của miền, đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn.

+ Theo sát mùa mưa, mùa lũ cũng chậm dần. Ở Tây Bắc, lũ lớn nhất vào tháng 7, còn ở Bắc Trung bộ vào các tháng 10, 11.

Tài nguyên phong phú đang được điều tra, khai thác.

+ Sông ngòi có độ dốc lớn. có giá trị cao về thủy điện.

+ Nổi lên hàng đầu là tiềm năng thủy điện sông Đà. Trên sông Đà có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La.

+ Trong miền có tới hàng tram mỏ và điểm quặng khác nhau, có giá trị lớn là các mỏ đất hiếm, crômit, thiếc, sắt, titan, đá quý, đá vôi.

+ Do có khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn nên miền có đầy đủ hệ thống các vành đai thực vật ở Việt Nam, từ rừng nhiệt đới chân núi đến rừng ôn đới núi cao. Trong các khu rừng Trường Sơn còn bảo tồn được nhiều loài sinh vật quý hiếm.

+ Tài nguyên biển to lớn và đa dạng. Có nhiều bãi biển đẹp: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),…

Câu 31: Vùng núi cao nhất nước ta là

Lời giải

Vùng núi Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipăng cao 3147m.

Câu 32: Nêu tóm tắt về đặc điểm khí hậu châu á

Lời giải

Các kiểu khí hậu lục địa ở châu Á: ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô. Phân bố: phổ biến ở các vùng nội địa Liên Bang Nga và khu vực tây Nam Á. Đặc điểm: khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè. mùa đông lạnh và khô, lượng mưa trung bình 200-500mm, độ ẩm không khí thấp.

Câu 33: Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp pháp thể hiện cơ bản là điểm nào?

A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ lạc hậu.

B. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp.

C. Ruộng bậc thang bị bỏ hoang

D. Mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên.

Lời giải

A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ lạc hậu.

Câu 34: Đặc điểm tự nhiên khu vực nam á

Lời giải

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở phía nam châu Á (40B đến 380B).

+ Tiếp giáp:biển A-rap, vịnh Ben - gan và khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á.

- Địa hình:

+ Phía Bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ nhất thế giới, chạy theo hướng tây bắc - đông nam; đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á.

+ Ở giữa: đồng bằng Ấn-Hằng, rộng và bằng phẳng, dài hơn 3000 km chạy vắt ngang từ biển A-rap đến vịnh Ben-gan, bề rộng từ 250 - 350 km.

+ Phía Nam: sơn nguyên Đê-can nằm kẹp giữa dãy Gát Đông và Gát Tây.

Khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mưa nhiều nhất trên thế giới.

- Nhịp điệu gió mùa tạo ra sự phân hóa đa dạng của lượng mưa, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.

+ Dãy Hi-ma-lay-a: khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp.

+) Sườn phía nam đón gió mùa tây nam nên có mưa nhiều, sường bắc mưa ít, độ cao trên 4500m là đới băng tuyết vĩnh cửu.

+) Sườn bắc chắn gió mùa đông bắc nên phía nam Himalaya không quá lạnh như những nơi cùng vĩ độ ở Việt Nam.

+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan: khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa 200 - 500mm. Phía đông có lượng mưa nhiều nhất thế giới.

=> Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.

 - Nam Á có nhiều sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Câu 35: Biển đông có đặc điểm nào sau đây

A. nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió

B. Là một trong các biển nhỏ ở Thái Bình Dương.

C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương

D. Phía đông và đông nam mở ra đại dương

Lời giải

A. nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió

Câu 36: Nghề thủ công của các dân tộc thái, tày là:

A. Làm đồ gốm

B. Dệt thổ cẩm

C. Khảm bạc

D. Trạm trổ

Lời giải

B. Dệt thổ cẩm

Câu 37: Ngành nào sau đây được coi là ngành công nghiệp trọng điểm tiêu biểu hiện nay?

Lời giải

A. Hoá chất

B. Luyện kim

C. Vật liệu xây dựng

D. Sản xuất hàng tiêu dùng

Lời giải

D. Sản xuất hàng tiêu dùng

Câu 38: Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội châu á

Lời giải

- Dân cư xã hội Châu Á có những đặc điểm như sau:

+ Châu Á có số dân đứng đầu thế giới.

+ Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

Câu 39: Trái đất có chuyển động tự quay quanh trục theo hướng nào? thời gian và góc nghiêng là bao nhiêu

Lời giải

- Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66°33.

 - Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.

- Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).

Câu 40: Giá trị kinh tế của sông ngòi châu á

Lời giải

- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Câu 41: Sông ngòi miền bắc và đông bắc bắc bộ có đặc điểm là

A. Mạng lưới thưa thớt chủ yếu là các sông nhỏ, ngắn dốc, ít phù sa.

B. Thung lũng sông hẹp độ dốc lớn, sông nhiều thác ghềnh, chế độ nước 2 mùa rõ rệt.

C. Thung lũng sông rộng, độ dốc nhỏ, sông nhiều phù sa, chế độ nước hai mùa rất rõ rệt

D. Thung lũng sông rộng độ dốc nhỏ, sông nhiều phù sa, chế độ nước 2 mùa rất rõ rệt, mùa lũ chênh lệch về thu đông.

Lời giải:

C. Thung lũng sông rộng, độ dốc nhỏ, sông nhiều phù sa, chế độ nước hai mùa rất rõ rệt

Câu 42: Một trong những hệ quả tích cực của toàn cầu hóa là

Lời giải

Toàn cầu hoá sẽ đem lại cơ hội phát triển vô cùng lớn, đặc biệt nhất là sự tăng trưởng mạnh về các nền kinh tế, với lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển từ đó đẩy mạnh quá trình xã hội hóa.

Câu 43: Cho bảng số liệu:

 (ảnh 3)

- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam, năm 2019.

- Nhận xét và giải thích về cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam, năm 2019.

Lời giải

* Vẽ biểu đồ:

 (ảnh 4)

Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam, năm 2019 (%)

* Nhận xét:

Cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam năm 2019:

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP (64,2%).

- Tiếp đến là ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (15,5%).

=> Nguyên nhân: Do nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Câu 44: Nguyên tắc cơ bản nhất để chỉ đạo hoạt động của liên hợp quốc là

Lời giải:

Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc

Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc).

Câu 45: Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng

Lời giải:

Theo Điều 15 Luật biển Việt Nam 2012, vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Câu 46: Biển đông cho phép nước ta khai thác tổng hợp kinh tế biển nhằm

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thương mại

B. Đem lại nhiều nguồn thu ngoại tệ chính cho đất nước.

C. Củng cố các đảo ven bờ.

D. Đưa dân ra biển tham gia các hoạt động xã hội và đánh bắt hải sản.

Lời giải

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thương mại

Câu 47: Đai nhiệt đới gió mùa phân bố ở độ cao trung bình

A. Ờ miền bắc dưới 600 - 700m, miền nam 1000m.

B. ở miền bắc và miền nam dưới 600 700m đến 900 1.000m.

C. ở miền bắc dưới 900 1.000m, miền nam 600 700m. 

D. Ờ miền bắc từ 600 700m trở lên, miền nam 1000m.

Lời giải

A. Ờ miền bắc dưới 600 - 700m, miền nam 1000m.

Câu 48: Nguồn tài nguyên biển nào cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

A. Cát trắng

B. Dầu khí

C. Titan

D. Muối ăn

Lời giải:

B. Dầu khí

Câu 49: Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là

A. Móng Cái

B. Hà Tiên

C. Rạch Giá

D. Cà Mau

Lời giải:

B. Hà Tiên

Câu 50: Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là

A. Thu hẹp pử phía Bắc, mở rộng ở miền Trung và phía Nam

B. Mở rộng ở phía Bắc, thu hẹp ở miền Trung và phía Nam

C. Mở rộng ở phía Bắc và phía Nam, thu hẹp ở miền Trung

D. Thu hẹp ở phía Bắv và phía Nam, mở rộng ở miền Trung

Lời giải

C. Mở rộng ở phía Bắc và phía Nam, thu hẹp ở miền Trung

Câu 51: Khu vực được bồi tụ phù sa vào mưa lũ ở đồng bằng sông hồng

A. các ô trũng ngập nước

B. vùng ngoài đê

C. rìa phía tây và tây bắc

D. vùng trong đê

Lời giải

B. vùng ngoài đê

Câu 52: Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa?

A. Vùng núi cao Tây Bắc

B. Vùng núi Trường Sơn

C. Vùng núi thấp Tây Bắc

D. Vùng núi Đông Bắc

Lời giải

D. Vùng núi Đông Bắc

Câu 53: Tính chất thời vụ của nhiều hoạt động kinh tế ở nước ta là ảnh hưởng của

A. Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước

B. Sự phân hoá khí hậu theo mùa

C. Tính chất nhiệt ẩm trong năm

D. Nguồn lao động nông nhàn

Lời giải

B. Sự phân hoá khí hậu theo mùa

Câu 54: Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất của cả vùng đồng bằng là

A. Rừng ngặp mặn

B. Rừng đầu nguồn

C. Rừng ven biển

D. Rừng sản xuất

Lời giải

B. Rừng đầu nguồn

Câu 55: Vì sao miền trung lũ quét muộn hơn ở miền bắc

A. Mùa mưa muộn

B. Mưa nhiều

C. Địa hình hẹp ngang

D. Mùa mưa sớm.

Lời giải:

A. Mùa mưa muộn

Câu 56: Thời gian hoạt động của gió mùa đông bắc vào tháng

A. 4-11

B. 5-10

C. 10-5

D. 11-4

Lời giải:

D. 11-4

Câu 57: Tính chất của gió mùa tây nam vào đầu mùa hạ thể hiện

A. Gây mưa mùa hạ cho 2 miền Nam Bắc, mưa tháng IX ở Trung Bộ

B. Gây mưa mùa hạ cho Nam Bộ, mưa tháng IX ở Trung Bộ

C. Gây mưa lớn và kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ

D. Gây mưa cho cả nước, mưa lớn ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên

Trả lời:

C. Gây mưa lớn và kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ

Câu 58: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. đất mặn.

B. đất phèn.

C. đất xám.

D. đất phù sa sông.

Trả lời:

B. đất phèn.

Câu 59: Hệ thống đảo ven bờ nước ta tập trung ở khu vực nào nhiều nhất

A. Ven bờ Nam Trung Bộ.

B. Ven bờ vịnh Thái Lan.

C. Ven bờ vịnh Bắc Bộ.

D. Ven bờ Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

C. Ven bờ vịnh Bắc Bộ.

Câu 60: Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên trái đất?

A. Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới.      

B. Mưa càng ít, khi càng về hai cực Bắc và Nam.

C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.   

D. Mưa nhiều ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

Trả lời:

D. Mưa nhiều ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

Câu 61: Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương

B. Thái Bình Dương và Địa Trung Hải

C. Ấn Độ Dương và Đia Trung Hải

D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

Trả lời:

Đáp án B

Nước ta nằm vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kê với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.Với vị trí này, giúp cho chúng ta có được nguồn khoáng sản và sinh vật phong phú.

Câu 62: Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo

A. Biên giới quốc gia 

B. Vị trí của thủ đô

C. Kinh tuyến giữa

D. Điểm cực Đông

Trả lời:

Các quốc gia tự quy ước nước mình sử dụng múi giờ nào, và có mấy múi ở đất nước của mình. Do vậy, ranh giới múi thực tế được quy định bởi đường biên giới. Ví dụ như Tây Tạng của Trung Quốc nằm ở vị trí của múi giờ +3 GMT nhưng do Trung Quốc chỉ sử dụng 1 giờ duy nhất là Bắc Kinh +8 nên Tây Tạng vẫn dùng giờ +8 GMT. Triều Tiên trong quá khứ cũng đã từng thay đổi múi giờ cho phù hợp với tình hình đất nước.

= > Chọn A

Câu 63: Tại sao nói quỹ đạo có tính tương đối

A. Vì chuyển động của các vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.

B. Vì quỹ đạo thông thường là đường cong chứ không phải đường thẳng.

C. Vì cùng quan sát một chuyển động, nhưng quan sát viên ở những chỗ khác nhau, nhìn theo hướng khác nhau.

D. Vì vật chuyển động nhanh, chậm khác nhau ở từng thời điểm.

Trả lời:

A. Vì chuyển động của các vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.

Câu 64: Cấu trúc địa hình việt nam đa dạng thể hiện ở

A. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích

B. Hướng núi Tây bắc - Đông nam chiếm ưu thế

C. Địa hình có nhiều kiểu khác nhau

D. Đồi núi thấp chiếm ưu thế

Trả lời:

C. Địa hình có nhiều kiểu khác nhau

Câu 65: Để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, nhật bản nỗ lực vươn lên thành

Trả lời: địa vị chính trị của Nhật chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế. Do đó, để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên trở thành siêu cường về chính trị.

Câu 66: Nhân tố chủ yếu nào sau đây làm cho gió mùa đông bắc xâm nhập sâu vào nước ta?

A.  Phía bắc giáp Trung Quốc    

B. nước ta nhiều đồi núi

C. Bờ biển dài    

D. Hướng vòng cung của các dãy núi ở Đông Bắc

Trả lời:

D. Hướng vòng cung của các dãy núi ở Đông Bắc+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

Câu 67: Địa hình của vùng núi đông bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác chủ yếu là do:

A. có hướng nghiêng từ Tây bắc xuống Đông nam.

B. các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam.

C. phần lớn diện tích là đồi núi thấp.

D. Có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt - Trung

Trả lời:

B. các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam.

Câu 68: Căn cứ vào địa lý atlat trang 9 cho biết bão thường tập trung nhiều nhất vào tháng nào trong năm

Trả lời:

Bão tập trung nhiều nhất ở nước ta vào tháng 9, tiếp đến là tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm đến 70% số cơn bão toàn mùa.

Câu 69: Trong khu vực địa hình đồi núi của nước ta, chiếm ưu thế là

A. Đồi núi thấp   

B. Núi trung bình và Núi cao

C. Núi trung bình

D. Núi cao

Trả lời:

A. Đồi núi thấp   

Câu 70: Ở nước ta, khai thác tổng hợp giá trị kinh tế của mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với lượng nước phong phú là thế mạnh của :

A. Ngành công nghiệp năng lượng ; ngành nông nghiệp và giao thông vận tải, du lịch.

B. Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy sản nước ngọt.

C. Ngành giao thông vận tải và du lịch.

D. Ngành trồng cây lương thực - thực phẩm.

Trả lời

A. Ngành công nghiệp năng lượng ; ngành nông nghiệp và giao thông vận tải, du lịch.

Câu 71: Giải thích vì sao châu á là nơi đông dân cư

Trả lời

Châu Á tập trung các quốc gia rộng lớn và đông dân như Trung quốc, Liên Bang Nga.

Châu Á là châu lục có điều kiện tự nhiên thuận lợi vì nằm trong khu vực hoạt động gió mùa, có đầy đủ các đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và hàn đới.

Châu Á là nơi có nền văn hóa phát triển.

Tất cả sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội đã dẫn đến việc châu Á đông dân, ngoài ra do chiến tranh dẫn đến đói nghèo, dẫn đến tâm lý sinh bù, sinh dự trữ, và ngoài ra còn do hủ tục lạc hậu. Một vấn đề nữa là do tín ngưỡng tôn giáo.

Câu 72: Gió mùa đông nam ở đồng bằng Bắc Bộ chính là

A. gió mùa Tây Nam

B. gió Tây Nam

C. Tín phong bán cầu Nam

D. gió Tây khô nóng

Trả lời

Đáp án A

Câu 73: Trình bày đặc điểm kinh thế xã hội các nước và lãnh thổ châu á hiện nay

Trả lời

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất,...

Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy:

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt:

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như: Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan,... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như: Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như: Mi-an-ma, Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia,...

+ Ngoài ra, còn một số nước như: Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út,... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ,... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan,...

- Hiện nay, ở châu Á số quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ,... còn chiếm tỉ lệ cao.

Câu 74:ng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của 8 nước là

Trả lời

Vùng biển nước ta tiếp giáp với biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Thái lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây và Philippin.

Câu 75: Quốc gia nào dưới đây không tiếp giáp với phần đất liền của nước ta

A. Trung Quốc.
B. Lào

C. Thái Lan

D. Cam-pu-chia

Trả lời

C. Thái Lan

Câu 76:sao vụ đông trở thành vụ chính

Trả lời

Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và mùa đông lạnh , đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó còn tăng được nguồn lương thực,tạo nguồn thức ăn gia súc quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi

Câu 77: Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất ở đbscl

A. phân bố hợp lí dân cư và nguồn lao động.

B. phát triển thủy lợi của vùng.

C. mô hình sản xuất V.A.C.

D. cải tạo diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ven biển.

Trả lời

B. phát triển thủy lợi của vùng.

Câu 78: Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người của nước ta có xu hướng giảm dần chủ yếu là do

A. khả năng mở rộng diện tích không còn nhiều trong khi dân số không ngừng tăng.

B. dân số tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào.

C. đất chuyên dùng và đất thổ cư ngày càng mở rộng.

D. chính sách giảm tỉ trọng trong ngành nông nghiệp cơ cấu kinh tế.

Trả lời

Đáp án đúng là: A

Câu 79: Hiện nay, thành phố nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta:

a. Đà Nẵng

b. tp. Hồ Chí Minh

c. Hà Nội

d. Hải Phòng

Trả lời

Đáp án đúng là: B

Câu 80: nước ta diện tích đất chuyên dùng và đất ở ngày càng được mở rộng chủ yếu là chuyển từ

A. đất lâm nghiệp.

B. đất chưa sử dụng.

C. đất nông nghiệp.

D. đất hoang hóa.

Trả lời

C. đất nông nghiệp.

Câu 81: Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực

Trả lời

Ở khu vực xích đạo, các khối khí xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam tiếp xúc với nhau đều là các khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau; vì thế, chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu.

Câu 82: Nhận xét tỉ lệ dân thành thị nước ta trong trang atlat 15

A. Số dân thành thị và tỉ lệ thị dân đều tăng.                         

B. Số dân thành thị tăng nhưng tỉ lệ thị dân giảm.

C. Số dân thành thị giảm nhưng tỉ lệ thị dân vẫn tăng.         

D. Số dân thành thị và tỉ lệ thị dân đều giảm.

Trả lời

A. Số dân thành thị và tỉ lệ thị dân đều tăng.                         

Câu 83: Vấn đề dân số nổi bật ở một số nước phát triển

A. bùng nổ dân số.      

B.  tỉ lệ dân thành thị thấp.

C. già hóa dân số.  

D. nạn nhập cư trái phép.

Trả lời

C. già hóa dân số.  

Câu 84: Trên trái đất, lượng mưa tập trung ít nhất ở vùng

Trả lời

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. - Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

Câu 85: Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ như ở tây á, tây phi là

A. gió mùa

B. gió mậu dịch

C. gió đất, gió biển

D. gió Tây ôn đới

Trả lời

Đáp án: A

Tuy cùng ở vĩ độ, nhưng nước ta có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, còn Tây Á, Tây Phi lại có khí hậu khô hạn là do vị trí nước ta nằm trong vành đai gió mùa châu Á. Gió mùa mùa hạ đi qua biển mang lại lượng mưa lớn, kết hợp với hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang và giáp Biển Đông đã làm cho khí hậu nước ta điều hòa, mang tính hải dương

Câu 86: Mô tả hiện tượng nhật thực

Trả lời

Nhật thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng ở giữa thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

+ Đứng ở vùng bóng tối ta không nhìn thấy mặt trời nên quan sát được nhật thực toàn phần.

+ Đứng ở vùng bóng nủa tối ta nhìn thấy một phần mặt trời nên quan sát được nhật thực một phần.

Câu 87: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại hội nghị ianta đông nam á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

Trả lời

Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2/1945), khu vực Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây

Câu 88: Vì sao nói quỹ đạo có tính tương đối

A. Vì chuyển động của các vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.

B. Vì quỹ đạo thông thường là đường cong chứ không phải đường thẳng.

C. Vì cùng quan sát một chuyển động, nhưng quan sát viên ở những chỗ khác nhau, nhìn theo hướng khác nhau.

D. Vì vật chuyển động nhanh, chậm khác nhau ở từng thời điểm.

Trả lời

A. Vì chuyển động của các vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.

Câu 89: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Lào?

A. Nghệ An.

B. Điện Biên.

C. Kon Tum.

D. Gia Lai.

Trả lời

Đáp án D. Gia Lai

Câu 90: Trong các câu sau có những câu nào mắc lỗi?

I. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài gây ra hiện tượng ngập úng ở nhiều khu vực.

II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm cùng tên.

III. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.

IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi.

A. I và II.

B. III và IV.

C. I và III.

D. II và IV.

Trả lời

- Các lỗi dùng từ:

+ Lỗi lặp từ.

+ Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.

+ Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

Chọn C.

Câu 91: Tính khoảng cách theo đường chim bay từ a1 đến b1 và từ a2 đến d1

Trả lời

Ở thước tỉ lệ trong hình 44 SGK, 1cm trên bản đồ là 1km trên thực địa.

Khoảng cách từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 là 7,7 cm vì vậ khoảng cách giữa hai đỉnh núi là 7,7km

Câu 92: Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng chủ yếu là do?

Trả lời

Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng hàng chục tỉ tấn mỗi năm chủ yếu là do nhu cầu phát triển, hiện đại hóa đất nước nên con người sử dụng ngày các nhiều các nhiêu liệu như dầu, khí, than,… trong các hoạt động sản xuất công nghiệp.

Câu 93: Nguyên nhân chính làm cho hoang mạc là cảnh quan phổ biến ở châu phi là

A. khí hậu khô nóng.    

B. hình dạng khối

C. địa hình cao   

D. các dòng biển nóng chạy ven bờ.

Trả lời

Do lãnh thổ châu Phi dạng khối, có diện tích lớn, các khối khí từ biển khó xâm nhập vào đất liền làm cho lãnh thổ có khí hậu khô hạn, làm cho cảnh quan châu Phi chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và xa van

=> Chọn đáp án A

Chú ý: dễ nhầm với đáp án B hình dạng khối , tuy nhiên đáp án này chưa đủ (hình khối lớn cần lèm theo diện tích lớn thì các khối khí từ biển mới khó xâm nhập vào đất liền)

Câu 94: Đông nam á (trừ thái lan) là thuộc địa của các nước nào?

A. để quốc Mĩ.              

B. thực dân Pháp

C. phát xít Nhật.    

D. các đế quốc Âu-Mĩ

Trả lời

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ.

Chọn: D

Câu 95: Vì sao miền bắc mùa đông lạnh, ít mưa

Trả lời

- Vì vào mùa đôngmiền Bắc nước ta trực tiếp đón gió mùa đông bắc thổi từ lục địa của Châu Á xuống với tính chất khô và lạnh, làm hạ thấp nhiệt độ xuống, đem lại một mùa đông lạnh.

- Do có mùa hạ gió thổi không khí ẩm từ biển vào, dễ hình thành mây và mưa. Càng gần biển càng mưa nhiều càng sâu trong đâts liền, mưa càng ít Còn mùa đông, gió từ đất liền thổi ra biển, thời tiết lạnh giá, hanh khô.

Câu 96: Đặc điểm nào sau đây không phải địa hình ven biển nước ta

A. Các vịnh cửa sông.

B. Các tam giác châu, bãi chiều rộng.

C. Thềm lục địa rộng.

D. Bờ biển mài mòn.

Trả lời

Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng : vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, vũng vịnh nước sâu, đảo ven bờ, rạn san hô.

Chọn C.

Câu 97: Ở nước ta, biển đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến

A. Sinh vật.

B. Địa hình.

C. Khí hậu.

D. Cảnh quan ven biển

Trả lời

C. Khí hậu.

Câu 98: Thiên nhiên nước ta 4 mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở tây nam á và bắc phi là do

Trả lời

Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á Châu Phi là nhờ nước ta nằm tiếp giáp biển Đông rộng lớn.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá