Giáo án Hóa 10 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Hóa 10 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Hóa lớp 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Hóa 10 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Hóa 10 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về loại liên kết hoá học hình thành giữa phi kim và phi kim, qua đó hiểu và giải thích được tính chất vật lí cũng như tính chất hoá học của các chất.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về sự hình thành liên kết cộng hoá trị; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thuyết trình.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học đế hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Năng lực hóa học

- Nhận thức hoá học: HS thấy được sự đa dạng của vật chất qua sự hình thành liên kết trong các hợp chất cộng hoá trị; Hiểu được tầm quan trọng của hoá học trong việc giải thích, chinh phục thế giới tự nhiên.

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Hoá học giúp con người khám phá, hiểu biết những bí ẩn của tự nhiên.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được cách hình thành liên kết hoá học của các hợp chất cộng hoá trị.

3. Về phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn hoá học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Video về sự tạo thành liên kết cộng hoá trị; sự xen phủ AO.

- Các phiếu học tập.

2. Học sinh

- Học bài cũ, xem trước bài mới.      

Tiết 1, 2: SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú vào bài mới, giúp HS xác định được mục tiêu học tập.

b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi mở đầu – SGK Hoá học 10 trang 59 để nêu vấn đề.

c. Sản phẩmHS xác định được mục tiêu bài học và động cơ học tập.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu – SGK Hoá 10 trang 59:

Trong việc hình thành liên kết hóa học, không phải lúc nào các nguyên tử cũng cho, nhận electron hóa trị với nhau như trong liên kết ion. Thay vào đó, chúng có thể cùng nhau sử dụng chung các electron hóa trị để cùng thỏa mãn quy tắc octet. Trong trường hợp này, một loại liên kết hóa học mới được hình thành. Đó là loại liên kết gì?

 

 

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ HS.

 

Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả.

 

Báo cáo sản phẩm:

Liên kết mà các nguyên tử sử dụng chung các electron hóa trị để cùng thỏa mãn quy tắc octet được gọi là liên kết cộng hóa trị.

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và dẫn dắt vào bài: Vậy liên kết cộng hoá trị là gì? Liên kết cộng hoá trị được hình thành như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay?

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự hình thành liên kết cộng hóa trị

aMục tiêu: Trình bày được khái niệm, lấy được ví dụ về liên kết cộng hóa trị (liên kết đơn, đôi, ba) khi áp dụng qui tắc octet.

b. Nội dung: HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức.

c. Sản phẩmCác câu trả lời của phiếu học tập 1

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chia lớp thành 4 nhóm

Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Quan sát các Hình 10.1 đến 10.3 SGK Hoá 10 trang 59, cho biết quy tắc octet đã được áp dụng ra sao khi các nguyên tử tham gia hình thành liên kết.

2. Giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử HCl, O2 và N2.

3. Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba?

- Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS

- Báo cáo kết quả

GV yêu cầu một số HS đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.

- Nhận nhiệm vụ

- HS thảo luận và hoàn thiện kết quả theo hướng dẫn của GV:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Các nguyên tử đã góp chung electron khi tham gia hình thành liên kết để mỗi nguyên tử đều đạt được cấu hình electron bền vững giống khí hiếm.

2.- Sự hình thành liên kết trong phân tử HCl: Nguyên tử H có cấu hình electron là 1s1, Cl có cấu hình electron là [Ne]3s23p5. Để đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử này đều cần thêm 1 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử H và Cl cùng góp 1 electron để tạo nên 1 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử.

- Sự hình thành liên kết trong phân tử O2: Nguyên tử O có cấu hình electron là 1s22s22p. Để đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử O đều cần thêm 2 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử O cùng góp 2 electron để tạo nên 2 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử.

- Sự hình thành liên kết trong phân tử N2Nguyên tử N có cấu hình electron là 1s22s22p3Để đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử N đều cần thêm 3 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử N cùng góp 3 electron để tạo nên 3 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử.

3. Liên kết đơn là liên kết được tạo bởi 1 cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử.

Liên kết đôi là liên kết được tạo bởi 2 cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử.

Liên kết ba là liên kết được tạo bởi 3 cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử.

–  Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung

- Kết luận

+ Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

 Liên kết đơn là liên kết được tạo bởi 1 cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử, biểu diễn bằng một gạch nối “–”.

▪ Liên kết đôi là liên kết được tạo bởi 2 cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử, biểu diễn bằng hai gạch nối “=”.

 Liên kết ba là liên kết được tạo bởi 3 cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử, biểu diễn bằng ba gạch nối “≡”.

+ Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nguyên tử giống nhau hoặc giữa các nguyên tử không khác nhau nhiều về độ âm điện (thường gặp là giữa các phi kim)

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách viết công thức Lewis

a) Mục tiêu: Viết được công thức Lewis của một số chất đơn giản.

b) Nội dung: Học sinh thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 2, từ đó viết được công thức Lewis của một số chất đơn giản.

c) Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập số 2 của HS.

d) Tổ chức thực hiện

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 18 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Hóa 10 Bài 10 Chân trời sáng tạo. 

Để mua Giáo án Hóa 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Hóa 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Hóa 10 Bài 8: Quy tắc Octet

Giáo án Hóa 10 Bài 9: Liên kết ion

Giáo án Hóa 10 Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

Giáo án Hóa 10 Bài 12: Phản ứng oxy hóa khử và ứng dụng trong cuộc sống

Giáo án Hóa 10 Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Đánh giá

0

0 đánh giá