Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Lịch Sử có đáp án (phần 3)

379

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Lịch Sử có đáp án (phần 3) hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Lịch Sử.

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Lịch Sử có đáp án (phần 3)

Câu 1: Nội dung nào không phải là mục đích của việc Mĩ ban hành các đạo luật phản động trong những năm đâu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.

B. Chống lại phong trào đình công.

C. Loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.

D. Hỗ trợ tài chính cho những người thất nghiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A. Cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.

Câu 2: Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng với ông đã lập Hội Duy tân vào năm nào?

A. 1902.

B. 1903.

C. 1904.

D. 1905.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C. 1904

Câu 3: Lịch sử được con người nhận thức phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Điều kiện không gian, địa lí.

B. Nhu cầu, năng lực tìm hiểu.

C. Điều kiện về kinh tế, xã hội.

D. Khả năng điều tra thực địa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa của Ápđen Cađe ở Angiêri (1830 - 1847) nhằm chống lại kẻ thù nào?

A. Thực dân Anh

B. Thực dân Bồ Đào Nha

C. Thực dân Pháp

D. Thực dân Tây Ban Nha

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5: Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là

A. Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

B. Tập trung cải cách chính trị.

C. Thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng.

D. Duy trì nền kinh tế bao cấp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Các đáp án B, C, D là những sai lầm mà Liên Xô và Đông Âu mắc phải trong quá trình xây dựng CNXH và cải tổ đất nước.

- Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là: Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

A. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.

B. Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc.

C. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do

D. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế ở Trung Quốc/

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 7: Nguyên nhân nào dưới đây làm cho Liên Xô và các nước Đông Âu bị “trì trệ”, khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

A. Do xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn.

B. Do chậm sửa chữa, thay đổi traước những biến động của tình hình thế giới.

C. Do hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.

D. Do tất cả các nguyên nhân trên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 8: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời trong hoàn cảnh nào? Cho biết ý nghĩa lịch sử của sự kiện này?

Lời giải:

- Sự thành lập nước CHND Trung Hoa

+ Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật , ở TQ đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và ĐCS Trung Quốc (1946 - 1949). Thắng lợi thuộc về ĐCS Tưởng Giới Thạch phải rút chạy ra đảo Đài Loan

+ Ngày 1/10/1949 Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố trước toàn TG sự ra đời của nước CHND Trung Hoa

- Ý nghĩa:

+ Với thắng lợi của cuộc cách mạng Trung Quốc 1949 đã kết thúc 100 năm bị đế quốc phong kiến tư sản mại bản nô dịch thống trị và mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội trong lịch sử Trung Quốc.

+ Đã tăng cường lực lượng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

+ Có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.

Câu 9: Tóm tắt diễn biến chính của cách mạng Cuba.

Lời giải:

- Ngày 26/7/1953, Phi-đen Cát- xtơ- rô huy 135 thanh niên niên yêu nước tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa để thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh chống Mĩ.

- Cuối năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi- đen làm tổng chỉ huy đã liên tiếp mở các cuộc tiến công.

- Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Thân Mĩ bị lật đổ, cách mang Cu-ba giành thắng lợi.

Câu 10: Hai tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ là

A. Phật giáo và Ki-tô giáo

B. Phật giáo và Ấn Độ giáo

C. Ki-tô giáo và Hồi giáo

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 11: Phân tích đánh giá ý nghĩa những thành tựu liên xô đạt được trong giai đoạn 1921-1941

Lời giải:

* Qua 2 kế hoạch 5 năm đầu tiên, Liên Xô đã gặt hái được những thành tựu to lớn:

- Kinh tế: Công nghiệp phát triển mạnh, Nông nghiệp có bước tiến vượt bậc;

- Văn hóa - Giáo dục: Xóa mù chữ, thống nhất hệ thống giáo dục. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và phổ cập THCS ở các thành phồ.

- Xã hội: Xóa bỏ chế độ người bóc lột người, Đời sống nhân dân nâng cao.

- Đối ngoại: Từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Châu Á - Châu Âu và Mỹ. Khẳng định và nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế.

Ý nghĩa

- Phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.

- Khẳng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.

Câu 12: Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa thời kì cổ-trung đại và ý nghĩa các thành tựu đó với lịch sử nhân loại.

Lời giải:

Nội dung

Thành tựu

Ý nghĩa thành tựu

Tư tưởng

Tôn giáo

Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp

gia và các thuyết Âm dương, Bát

quái, Ngũ hành Phật giáo du nhập và Trung Hoa được cải biến và phát

triển rực rỡ

Nền tảng quan trọng về tư tưởng,

thế giới quan của người Trung Hoa

Ảnh hưởng đến nhiều quốc gia

khu vực: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam

Chữ viết

Chữ giáp cốt (chữ khắc trên mai rùa, xương thú), kim văn (chữ khắc trên

đồ đồng)

Chữ viết được chỉnh lí nhiều lần và phát triển thành chữ Hán ngày nay

Văn học

Đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuậtp: Đường

thi, tiểu thuyết thời Minh-Thanh,….

Chữ viết và văn học truyền bá đến một số nước trong khu vực và để

lại dấu ấn sâu sắc

Kiến trúc,

Điêu khắc và hội họa

Kiến trúc và điêu khắc có sự gắn kết mật thiết với nhau, có công năng sử dụng rất đa dạng Hội họa đa dạng về đề tài, nội dung và phong cách

Tạo dấu ấn riêng biết của hội họa Trung Quốc. 

Ảnh hưởng đến hội họa, kiến trúc và điêu khắc các nước trong khu

vực

Toán học

Hệ số thập phân, tính diện tích các

hình. Phát minh ra bàn tính

Chứng tỏ sự phát triển của nền

văn minh này. Thành tựu được

truyền bá đến các nước láng

giềng, thậm chí được ứng dụng

rộng rãi ở châu Âu. 

Thiên văn

học

Ghi chép về nhật thực, nguyệt thực, hiện tượng thiên văn. 

Y-Dược

Dùng dược liệu, châm cứu, giải

phẫu…

Sử học

Tác phẩm nổi tiếng: Xuân thu, Sử kí Tưu Mã Thiên….

Phát minh

lớn

Kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc

súng, la bàn

Câu 13: Lập niên biểu quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX theo thứ tự: thời gian, tên nước, năm giành độc lập.

Lời giải:

Năm giành độc lập

Tên nước

1804

Ha-i-ti

1830

Ê-cu-a-đo

1816

Ác-hen-ti-na

1811

Vê-nê-xu-ê-la, Pa-ra-goay

1818

Chi-lê

1819

Cô-lôm-bi-a

1821

Pê-ru, Cô-xta-ra-a, Enxan-va-đo, Goa-tê-ma-la, Hôn-đu-rát, Mê-

hi-cô

1822

Bra-xin

1825

Bô-li-vi-a

1828

U-ru-goay

Câu 14: Văn minh Ấn Độ đã ảnh hưởng tới các quốc gia Đông Nam Á ở những lĩnh vực nào? Nêu một vài ví dụ.

Lời giải:

- Văn minh Ấn Độ đã ảnh hưởng tới các quốc gia Đông Nam Á ở những lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc - điêu khắc…

- Ví dụ:

+ Trên cơ sở các chữ viết cổ của Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng (ví dụ: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ…).

+ Các tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo… được du nhập vào Đông Nam Á

+ Cư dân Đông Nam Á xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, theo phong cách kiến trúc tôn giáo của Ấn Độ. Ví dụ: Đền Bô-rô-bu-đua (ở In-đô-nê-xi-a); thánh địa Mỹ Sơn (ở Việt Nam)…

Câu 15: Yếu tố cốt lõi dẫn đến sự thành công của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 tại Hương Cảng Trung Quốc là

A. Có sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản

B. Vai trò uy tín của Nguyễn Ái Quốc

C. Các tổ chức cộng sản có nguyện vọng hợp nhất

D. Các tổ chức cộng sản cùng chung mục tiêu cách mạng

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản năm 1930, yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công của Hội nghị này là vai trò và uy tín của Nguyễn Ái Quốc do:

- Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản đã về rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.

- Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất.

- Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị thành lập Đảng và đưa ra chương trình của Hội nghị.

- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình của Hội nghị.

- Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng đề ra đường lối cách mạng Việt Nam.

Câu 16: Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản công nhân lại đập phá máy móc?

Lời giải:

Trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân đập phá máy móc, vì:

- Họ nghĩ máy móc là đối tượng làm họ khổ.

- Giai cấp công nhân chưa có tổ chức, ý thức giai cấp rõ ràng để tổ chức đấu tranh dưới hình thức khác.

=> Vì vậy, họ trút căm thù vào máy móc. Phong trào đập phá máy móc nổ ra mạnh mẽ trong thập niên XIX ở Anh, sau đó lan rộng sang các nước Đức, Pháp, Bỉ.

Câu 17: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào ?

Lời giải:

Ở Đàng Trong đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt. Do đó, các chúa Nguyễn quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang mở rộng diện tích đất sản xuất.

Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn, đi khai phá đất hoang.

Các đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào phía nam. Từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà đến Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đoàn người tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.

Đi đến đâu họ lập làng, ấp mới đến đó. Công cuộc khẩn hoang đã biến một vùng đất hoang vắng ở phía nam trở thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú.

Câu 18: Vì sao nói năm 1950-1970 là giai đoạn phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản

Lời giải:

Nói năm 1950-1970 là giai đoạn phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản vì:

- Tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản chỉ mới đạt 20 tỉ USD = 1/17 của Mĩ nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới- sau Mĩ

- Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, vượt Mĩ đứng thứ 2 trên thế giới- sau Thuỵ Sĩ

- Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%

- Về nông nghiệp, những năm 1967-1969, áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại, cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghe đánh cá rất phát triển, đứng thứ 2 trên thế giới - sau Pê-ru

Câu 19: Tại sao tư bản Pháp tập trung vốn vào việc lập đồn điền cao su và khai thác than?

A. Cao su và than có giá trị cao.

B. Việt Nam nhiều cao su và than.

C. Cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.

D. Cao su và than dễ khai thác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Tư bản Pháp tập trung vốn vào việc lập đồn điền cao su và khai thác than vì cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn. Cao su và than được sủ dụng trong nhiều ngành công nghiệp.

Câu 20: Hoàn thành bảng so sánh về hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917:

Tiêu chí so sánh

Cách mạng tháng Hai

Cách mạng tháng Mười

Mục tiêu, nhiệm vụ

 

 

Lãnh đạo

 

 

Lực lượng

 

 

Tính chất

 

 

Kết quả

 

 

Lời giải:

Tiêu chí

Cách mạng tháng Hai

Cách mạng tháng Mười

Mục tiêu 

Cuộc cách mạng dân chủ tư sản với mục tiêu

lật đổ chế độ Nga hoàng

của đảng bôn-sê-vích (đại diện cho

các tầng lớp nhân dân lao động) và

giai cấp tư sản.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu lật đổ chính phủ lâm thời tư sản của

đảng Bôn-sê-vích nhằm giành chính quyền từ tay chính phủ

lâm thời chỉ lo theo đuổi chiến

tranh đế quốc, ko quan tâm tới quần chúng nhân dân.

Lãnh đạo

Ban đầu là giai cấp Vô sản, sau đó quyền lực

rơi vào tay giai cấp Tư sản.

Giai cấp vô sản thông qua chính đảng là Đảng Bôn-sê-vích và Lê-nin.

Lực lượng tham gia 

Công nhân, nông dân, binh lính triều đình

được giác ngộ đã ngả về phía quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích. 

Quần chúng nhân dân gồm

công nhân, nông dân. 

Kết quả

Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ ở

Nga, thành lập 2 chính quyền song song

tồn tại, là chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân nông dân binh lính, thành lập nhà nước cộng hoà dân chủ.

Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, xây dựng chính quyền Xô viết,

giành hoà bình, ruộng đất, tự

do,... cho các tầng lớp nhân dân.

Tính

chất

Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 21: Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?

A. Định hình các giá trị văn hóa của người Việt

B. Phát triển nền văn hóa bản địa của người Việt

C. Cơ sở hình thành nền văn minh sông Hồng

D. Hoàn thiện nền văn hóa bản địa của người Việt

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc - nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc. Nó đã phác họa, định hình những giá trị văn hóa cơ bản của người Việt, là cơ sở để ta đấu tranh bảo vệ và phát triển ở những giai đoạn sau, giúp cho chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không mất đi bản sắc dân tộc.

Câu 22: Đâu là nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo thời cận đại?

A. Mô-da

B. Bet-tô-ven

C. Trai-xcốp-ki

D. Sô-panh

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 23: Nêu kết quả, tính chất, ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp.

Lời giải:

- Kết quả: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế; đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

+ Tác động sâu sắc tới tình hình châu Âu và thế giới.

- Tính chất: cách mạng tư sản

Câu 24: Tại sao nói thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã thay đổi cục diện thế giới?

A. Phá bỏ mọi xiềng xích áp bức trên thế giới.

B. Hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là một hệ thống hoàn chỉnh.

C. Đưa nước Nga Xô Viết trở thành “thành trì của cách mạng thế giới”.

D. Xóa bỏ chế độ phong kiến Nga hoàng, xây dựng nhà nước Xô viết.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Cách mạng tháng Mười Nga 1917 giành thắng lợi dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới làm cho Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Trên thế giới đã phân chia thành hai hệ thống xã hội đối lập: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng thành công đã cổ vũ mạnh mẽ và chỉ ra con đường đúng đắn đi đến thắng lợi cuối cùng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Câu 25: Theo em, cách thức nào giúp con người chuyển dần từ di cư sang định cư?

Lời giải:

- Sự tiến bộ của công cụ lao động và sự phát triển của hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đã giúp con người chuyển dần từ di cư sang định cư.

Câu 26: Vì sao nói cách mạng Tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để.

A. Vì giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hoà mà phải liên minh với thế lực phong kiến để thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến.

B. Vì chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển.

D. Vì chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hoà mà phải liên minh với thế lực phong kiến để thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 27: Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là

A. Cách mạng tư sản Pháp.

B. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

C. Cách mạng tư sản Anh.

D. Cách mạng Hà Lan.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 28: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn là

A. bị liên quân 8 nước đế quốc đàn áp.

B. không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

C. thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí.

D. bị triều đình Mãn Thanh đàn áp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn đã chiến đấu chống xâm lăng nhưng cuối cùng bị thất bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí. Sau đó, với điều ước Tân Sửu (1901), Trung Quốc chính thức trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

=> Đây là nguyên nhân cơ bản đưa đến sự thất bại của phong trào Nghĩa hòa đoàn.

Câu 29: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ Latinh ở trong tình trạng như thế nào?

A. Những nước cộng hòa, nhưng trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ

B. Thuộc địa của Anh, Pháp

C. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

D. Những nước hoàn toàn độc lập

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Khu vực Mĩ Latinh trước chiến tranh thế giới thứ hai, về hình thức nhiều nước là những quốc gia độc lập, nhưng trên thực tế lại bị lệ thuộc vào Mĩ và là “sân sau” của Mĩ

Câu 30: Hãy điểm lại những nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các nhà nước Văn Lang.

Lời giải:

- Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.

- Cùng với sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp giàu, nghèo và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

- Sự chuyển biến kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang

Câu 31: Trình bày nguyên nhân, diễn biến của Cách mạng Nga 1905 - 1907.

Lời giải:

- Nguyên nhân:

+ Quần chúng nhân dân bất mãn với chế độ phong kiến Nga hoàng.

+ Thất bại của Nga trong cuộc chiến trang Nga - Nhật (1904 - 1905) làm cho những mâu thuẫn trong xã hội Nga càng thêm sâu sắc.

- Diễn biến:

+ 9/1/1905, khoảng 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua và gia đình xuống đường biểu tình. thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống. Song, bị quân đội Nga hoàng đàn áp đẫm máu.

+ Tháng 5/1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi.

+ Tháng 6/1905 thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khỏi nghĩa.

+ Tháng 12/1905, quần chúng Mát-xcơ-va tổng bãi công.

+ Cuối 1907, phong trào cách mạng lắng xuống dần và cuối cùng chấm dứt.

Câu 32: Nêu những hiểu biết của em về Quốc tế thứ hai

Lời giải:

a) Hoàn cảnh ra đời

- Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động.

- Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ.

- Nhiều Đảng và tổ chức công nhân tiến bộ ra đời, ngày 14 - 7 - 1889 Quốc tế thứ hai thành lập ở Pari.

b) Hoạt động Quốc tế thứ hai

- Thông qua các Đại hội và nghị quyết; sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị.

- Tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế lao động.

Quốc tế thứ hai bị tan rã do:

- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.

- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.

Câu 33: Lập bảng niên biểu các sự kiện chính về cách mạng 1905-1907

Lời giải:

Thời gian

Sự kiện

9/1/1905

- Khoảng 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua và gia đình xuống đường biểu tình.

thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống.

Tháng 5/1905

Nông dân nổi dậy ở nhiều nơi.

Tháng 6/1905

Thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khỏi nghĩa.

Tháng 12/1905

Quần chúng Mát-xcơ-va tổng bãi công.

Cuối 1907

Phong trào cách mạng lắng xuống dần và cuối cùng chấm dứt.

Câu 34: Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc là gì?

Lời giải:

- Nguyên nhân:

+ Mâu thuẫn dân tộc sâu sắc giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ phương bắc.

+ Tinh thần yêu nước, bất khuất đấu tranh, không cam chịu thân phận nô lệ của nhân dân Việt Nam.

Câu 35: Từ giai đoạn người Tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn sau bao nhiêu năm?

A. 5 đến 6 triệu năm

B. 4 vạn năm

C. 15 triệu năm

D. 15 vạn năm

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 36: Kết quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu là

A. lật đổ được nền thống trị của giai cấp tư sản

B. tấn công mạnh mẽ vào chính quyền thống trị ở các nước

C. sự ra đời của các Đảng cộng sản ở mỗi nước

D. lật đổ chế độ quân chủ tồn tại ở mỗi nước

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Kết quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu là sự ra đời của các Đảng cộng sản ở nhiều nước như Đức, Pháp, Hung-ga-ri, Anh...

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá