Giáo án Địa lí 10 (Cánh diều 2024) Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của trái đất

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Địa lí 10 sách Cánh diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Địa lí lớp 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Địa lí 10 (Cánh diều 2024) Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của trái đất

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phân tích (kết hợp sử dụng hình vẽ, lược đồ) được hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất: chuyển động tự quay (sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ).

- Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gian ngày đêm.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Sẵn sàng giúp đỡ các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập.

+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, bản đồ, video…

* Năng lực chuyên biệt:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Sử dụng được video địa lí để xác định được hướng chuyển động và các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất;Quỹ đạo chuyển động và các hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.

+ Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: Phát hiện và giải thích được các hệ quả các chuyển động chính của Trái Đất.

- Tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng các công cụ địa lí: Biết sử dụng mô hình, tranh ảnh, video,…

+ Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

+ Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác. Tôn trọng, yêu thương con người cũng như các loài sinh vật sống trên Trái Đất.

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Trung thực trong học tập và cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập. Tích cực bảo vệ tự nhiên, bảo vệ Trái Đất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bịMáy tính, máy chiếu.

2. Học liệuSGK, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kiểm tra bài cũ

* Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm của vỏ Trái Đất và các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất?

* Câu hỏi 2: Trình bày khái quát thuyết kiến tạo mảng?Giải thích nguyên nhân hình thành các dãy núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.

Gợi ý trả lời:

* Câu hỏi 1:

- Vỏ Trái Đất rắn chắc, nằm ngoài cùng của Trái Đất, gồm: vỏ lục địa và vỏ đại dương có độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

- Những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất:

+ Khoáng vật: có khoảng 5000 loại, trong đó 90% là nhóm si-li-cat.

+ Đá gồm 3 loại: mac-ma (khoảng 95%), trầm tích và biến chất.

> Đá mac-ma (gra-nit, ba-dan,…): có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. Đá được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở dưới sâu, khi trào lên mặt đất sẽ nguội và rắn đi.

> Đá trầm tích (đá phiến sét, đá vôi,…): có các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác nhau, nằm song song, xen kẽ với nhau. Đá được hình thành ở những miền đất trũng, do sự lắng tụ và nén chặt của các vật liệu phá hủy từ các loại đá khác nhau.

> Đá biến chất (đá gơ-nai, đá hoa,…): có các tinh thể màu sắc khác nhau. Đá được hình thành từ các loại đá mac-ma và trầm tích, bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của nhiệt độ cao và sức nén lớn.

* Câu hỏi 2:

- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biến là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 10 trang, trên đây là tóm tắt 2 trang đầu của Giáo án Địa lí 10 Bài 4 Cánh diều. 

Để mua Giáo án Địa lí 10 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Địa lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ

Giáo án Địa lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng

Giáo án Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất

Giáo án Địa lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

Giáo án Địa lí 10 Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí

Đánh giá

0

0 đánh giá