Giải KHTN 8 trang 40 (Kết nối tri thức)

262

Với giải SGK KHTN 8 Kết nối tri thức trang 40 chi tiết trong Bài 9: Base. Thang pH giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải KHTN 8 trang 40 (Kết nối tri thức)

Câu hỏi trang 40 KHTN 8Dựa vào bảng tính tan dưới đây, hãy cho biết những base nào là base không tan và những base nào là base kiềm? Viết công thức hoá học và đọc tên các base có trong bảng.

KHTN 8 Bài 9 (Kết nối tri thức): Base. Thang pH (ảnh 1)

Trả lời:

- Base không tan và tên gọi tương ứng:

+ Mg(OH)2: magnesium hydroxide.

+ Cu(OH)2: copper(II) hydroxide.

+ Fe(OH)2: iron(II) hydroxide.

+ Fe(OH)3: iron(III) hydroxide.

- Base tan (base kiềm) và tên gọi tương ứng:

+ KOH: potassium hydroxide.

+ NaOH: sodium hydroxide.

+ Ba(OH)2: barium hydroxide.

Hoạt động trang 40 KHTN 8Tính chất hoá học của base

Chuẩn bị: Dung dịch NaOH loãng, dung dịch HCl loãng, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein; ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

Tiến hành:

Thí nghiệm 1: Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch NaOH vào mẩu giấy quỳ tím.

Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL dung dịch NaOH loãng, sau đó nhỏ vào ống nghiệm 2 – 3 giọt dung dịch phenolphthalein. Dùng ống hút nhỏ giọt nhỏ từ từ dung dịch HCl vào hỗn hợp, vừa nhỏ vừa lắc (Hình 9.1).

KHTN 8 Bài 9 (Kết nối tri thức): Base. Thang pH (ảnh 2)

Quan sát hiện tượng và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Dung dịch kiềm làm đổi màu chất chỉ thị màu (giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein) như thế nào?

2. Nêu hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 2 và rút ra nhận xét.

Trả lời:

1. Dung dịch kiềm làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu xanh, đổi màu dung dịch phenolphthalein thành màu hồng.

2. Hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 2:

Ban đầu hỗn hợp trong ống nghiệm có màu hồng, sau khi nhỏ từ từ HCl vào hỗn hợp nhạt màu dần đến mất màu.

Nhận xét: Dung dịch kiềm phản ứng được với dung dịch acid.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá