Giải SBT Địa lí 10 trang 51 | Cánh Diều

301

Với giải SBT Địa lí 10 Cánh Diều trang 51 chi tiết trong Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí 10 trang 51 | Cánh Diều

Câu 9 trang 51 SBT Địa Lí 10: Đọc đoạn thông tin sau:

"Đường hầm giao thông qua eo biển Măng-sơ nối liền hai nước Anh và Pháp chỉ trong khoảng 2-3 giờ di chuyển, đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của châu Á. Con đường là kết quả của trí tưởng tượng đỉnh cao và óc sáng tạo của con người, là kết quả của sự hợp tác táo bạo, sự đầu tư về vốn và nhân lực, sự góp sức của về ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghệ cao ở cả hai nước. Hiện nay, đường ẩm qua eo biển Măng-sơ vẫn là một công trình vĩ đại có một không hai trên thị giới và được coi là một trong những kì quan của thế giới hiện đại"

a) Hãy cho biết nhân tố nào đã góp phần hình thành nên con đường giao thông vượt biên kì diệu này?

b) Đường hầm qua eo biển Măng-xơ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của Anh và Pháp?

Lời giải:

Yêu cầu a) Nhân tố góp phần hình thành nên đường hầm qua eo biển Măng-sợ là: con người, khoa học - công nghệ, vốn, chính sách,...

Yêu cầu b) Ý nghĩa của đường hầm qua eo biển Măng-sơ:

+ Thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá hai nước Anh – Pháp nói riêng và nước Anh với các nước châu Âu nói chung.

+ Tiết kiệm được nhiều thời gian, nhiên liệu, tiền của trong việc vận chuyển người và hàng hoá.

Câu 10 trang 51 SBT Địa Lí 10: Quan sát hình 27.2, hãy nhận xét và giải thích về sự phân bố các cảng biển trên thế giới.

SBT Địa lí 10 trang 51 Cánh Diều (ảnh 1)Lời giải:

- Nhận xét: Các cảng biển phân bố tập trung ở ven Thái Bình Dương (đặc biệt là khu vực Đông Á, Đông Nam Á); Ấn Độ Dương; hai bên bờ Đại Tây Dương.

- Giải thích: Những nước có nền kinh tế phát triển, có nhiều tài nguyên, nhiều vịnh nước sâu, nước biển không bị đóng băng, thường có nhiều cảng biển lớn.

Đánh giá

0

0 đánh giá