Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Giải Vật Lí 11 trang 21 | Kết nối tri thức

206

Với giải vở bài tập Vật Lí 11 Kết nối tri thức trang 21 chi tiết trong Bài 5: Động năng. Thế năng. Sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật Lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Vật Lí 11 trang 21 | Kết nối tri thức

Khởi động trang 20 Vật Lí 11Ở lớp 10, khi học về chuyển động của vật, ta đã biết có sự chuyển hoá giữa động năng và thế năng của vật. Vậy trong dao động điều hoà có sự chuyển hoá tương tự không?

Lời giải:

Trong dao động điều hòa cũng có sự chuyển đổi giữa động năng và thế năng vì có sự thay đổi về vận tốc đồng thời cũng có sự thay đổi về li độ trong quá trình dao động.

I. Động năng

II. Thế năng

III. Cơ năng

Hoạt động 1 trang 21 Vật Lí 11: Hình 5.3 là đồ thị động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa li độ. Hãy phân tích sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng bằng đồ thị

Vật Lí 11 Bài 5 (Kết nối tri thức): Động năng. Thế năng. Sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa (ảnh 1)

Lời giải:

Khi vật di chuyển từ biên âm đến vị trí cân bằng thì thế năng giảm động năng tăng và ngược lại.

Khi vật đi chuyển từ vị trí cân bằng đến biên dương thì thế năng tăng động năng giảm và ngược lại.

Vật đạt động năng cực đại khi ở vị trí cân bằng và cực tiểu khi ở vị trí biên còn thế năng thì ngược lại.

Hoạt động 2 trang 21 Vật Lí 11Hình 5.4 là đồ thị động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa theo thời gian.

a) Động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào trong các khoảng thời gian: từ 0 đến T4, từ T4đến T2, từ T2đến 3T4, từ 3T4đến T.

b) Tại các thời điểm: t = 0; t = T8; t =T4; t = 3T8, động năng và thế năng của vật có giá trị như thế nào (tính theo W). Nghiệm lại để thấy ở mỗi thời điểm đó Wđ + Wt = W.

Vật Lí 11 Bài 5 (Kết nối tri thức): Động năng. Thế năng. Sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa (ảnh 2)

Lời giải:

a) Từ 0 đến T4: Wđ tăng từ 0 đến giá trị lớn nhất tại T4, Wt giảm từ giá trị lớn nhất về 0 tại T4.

Từ T4đến T2: Wđ giảm từ giá trị lớn nhất về 0 tại T2, Wt tăng từ 0 đến giá trị lớn nhất tại T2.

Từ T2đến 3T4: Wđ tăng từ 0 đạt giá trị lớn nhất tại 3T4,Wt giảm từ giá trị lớn nhất về 0 tại 3T4.

Từ 3T4đến T: Wđ giảm từ giá trị lớn nhất về 0 tại T, Wt tăng từ 0 đến giá trị lớn nhất tại T.

b) Tại thời điểm t = 0: Wđ = 0, Wt = W.

Tại thời điểm t = T8: Wđ = Wt = W2.

Tại thời điểm t = T4: Wđ = W, Wt = 0.

Tại thời điểm t = 3T8: Wđ = Wt = W2.

→ ở mỗi thời điểm trên ta đều có: Wđ + Wt = W.

Đánh giá

0

0 đánh giá