Giáo án Sinh học 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 8: Tế bào nhân thực

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Sinh học 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Địa lí lớp 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Sinh học 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 8: Tế bào nhân thực

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các thành phần trong tế bào nhân thực: thành tế bào, các bào quan,...

- Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất.

- Lập được bảng so sánh giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.

- Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh giữa tế bào động vật và tế bào thực vật. Giải thích được ý nghĩa của sự giống và khác nhau giữa hai loại tế bào đó.

- Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.

- Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế và ứng dụng thực tiễn trong việc đưa ra các biện pháp bảo vệ bào quan trong tế bào.

1.2. Năng lực chun

Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tự trả lời câu hỏi, tích cực tìm kiếm tài liệu về tế bào nhân thực.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.

Hình ảnh tế bào nhân thực (H8.1- SH10).

- Video về cấu trúc tế bào nhân thực và bào quan.

2. Học sinh

SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

- Vẽ hình các bào quan vào giấy A4 ( không chú thích): Mỗi nhóm đủ bộ các bào quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:  

Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.

- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về cấu trúc tế bào nhân thực.

b) Nội dung:  

- HS hoạt động cá nhân: chơi trò chơi Lật mảnh ghép.

+ Thể lệ: 1,5 điểm/ mỗi câu, trả lời được cả 6 câu và nói được tên chủ đề sẽ được 10 điểm.

+ Nội dung: Gồm 6 mảnh ghép tương ứng 6 câu hỏi, trả lời được mỗi câu,  mảnh ghép được lật và hình ảnh lộ theo từng câu, trả lời được 6 câu sẽ lộ toàn hình ảnh liên quan đến chủ đề.

Câu 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ?

Câu 2: Tên sinh vật có nhân sơ?

Câu 3: Kể tên các thành phần chính của tế bào nhân sơ?

Câu 4: Đây là vùng nằm giữa vùng màng sinh chất và vùng nhân của tế bào nhân sơ?

Câu 5: Căn cứ vào thành tế bào phân loại ra vi khuẩn gram dương, gram âm có ý nghĩa như thế nào trong y học?

A. Để dễ nuôi cấy vi khuẩn.              

B. Dùng vi khuẩn sản xuất kháng sinh.

C. Dùng kháng sinh đặc hiệu tiêu diệt từng loại vi khuẩn.

D. Dùng vi khuẩn để sản xuất từng loại protein cung cấp cho con người.

Câu 6: Đây là 2 giới sinh vật lớn nhất trong sinh giới?

c) Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời cho câu hỏi :

Câu 1: TB có nhân chưa hoàn chỉnh. Chưa có các bào quan có màng bao bọc. KT  nhỏ

Câu 2: Vi khuẩn                     

Câu 3: Màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. 

Câu 4: Tế bào chất.                           

Câu 5:  Đáp án C.         

Câu 6: Thực vật và động vật.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- GV công bố thể lệ và nội dung trò chơi: lật mảnh ghép.

 

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chiếu câu hỏi cho HS.

- HS thảo luận trả lời câu hỏi khởi động.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

GV giám sát, định hướng:

- HS trả lời hết 6 câu và lật ra các mảnh ghép lộ hình ảnh → Nói tên chủ đề liên quan.

 

- HS trả lời từng câu hỏi, trả lời đúng mảnh ghép được lật.

- HS khác quan sát - lắng nghe có thể giành quyền trả lời.

 

Bước 4. Nhận định và kết luận

GV dẫn dắt vào nội dung bài mớiTế bào nhân thực.

HS lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân thực

a) Mục tiêu:

HS nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân thực, trình bày được những điểm khác nhau giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.

b) Nội dung:

- Hoạt động cặp đôi:  Nghiên cứu SGK, quan sát hình vẽ tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ thảo luận cặp đôi hoàn thành: Phiếu học tập số 1: Điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Giáo án Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức 2023): Tế bào nhân thực (ảnh 1)

Phiếu học tập số 1

Đặc điểm

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

1. Kích thước

 

 

2. Cấu trúc

 

 

3. Màng nhân

 

 

4. Hệ thống nội màng

 

 

5. Các bào quan có màng bao bọc

 

 

c) Sản phẩm học tập:

Nội dung phiếu học tập số 1:  Điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Đặc điểm

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

1. Kích thước

Nhỏ

Lớn

2. Cấu trúc

Đơn giản

Phức tạp

3. Màng nhân

Chưa

4. Hệ thống nội màng

Không

5. Các bào quan có màng bao bọc

Không

d) Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 19 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Sinh học 10 Bài 8 Kết nối tri thức.

Để mua Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Sinh học 10 Bài 6: Thực hành: Nhận biết một số phân tử sinh học

Giáo án Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

Giáo án Sinh học 10 Bài 9: Thực hành: Quan sát tế bào

Giáo án Sinh học 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

Giáo án Sinh học 10 Bài 11: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Đánh giá

0

0 đánh giá