Giáo án KTPL 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 9: Dịch vụ tín dụng | Kinh tế pháp luật 10

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Kinh tế pháp luật 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Kinh tế pháp luật 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 9: Dịch vụ tín dụng | Kinh tế pháp luật 10

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

-           Nhận biết và mô tả được đặc điểm một số dịch vụ tín dụng.

-           Nhận biết được sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng.

-           Biết cách sử dụng có trách nhiệm một số dịch vụ tín dụng.

2. Về năng lực

-           Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các dịch vụ tín dụng.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến sử dụng dịch vụ tín dụng.

-           Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điểu chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dịch vụ tín dụng; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia các dịch vụ tín dụng; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia các dịch vụ tín dụng.

+ Năng lực phát triển bản thân: Lựa chọn được dịch vụ tín dụng phù hợp đối với bản thân và gia đình.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiếu, tham gia và vận động người khác tham gia các dịch vụ tín dụng phù hợp với lứa tuổi.

3. Về phẩm chất

Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia các dịch vụ tín dụng phù hợp với lứa tuổi.

-           Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

-           SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;

-           Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về dịch vụ tín dụng

-           Đồ dùng đơn giản để sắm vai;

-           Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

1. Hoạt động: mở đầu

a) Mục tiêu. Giới thiệu mục tiêu, nội dung chính của bài học, khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về chủ đề các dịch vụ tín dụng, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS vể bài học mới.

b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, chia sẻ suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm khi mỗi cá nhân thực hiện vay tiền

c) Sản phẩm. Học sinh chỉ ra được trách nhiệm của bản thân khi thực hiện vay tiền như

+ Trong cuộc sống không tránh khỏi có lúc cần một số tiền để chi cho một việc cần thiết mà bản thân không có hoặc không đủ tiền, do đó phải vay mượn người khác. Nếu được người nào đó cho vay, em cần cảm ơn họ và chi tiêu số tiền vay đúng mục đích đồng thời phải tìm cách trả lại số tiền đó đúng như đã hẹn.

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ về việc phải có trách nhiệm khi vay tiền để khai thác trải nghiệm của HS về dịch vụ tín dụng, dẫn dắt các em tiếp cận đến nội dung bài học.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS làm việc cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ vào vở, chia sẻ với các bạn xung quanh về nhiệm vụ được giao.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv nhấn mạnh:

Trên thị trường có nhiều dịch vụ tín dụng khác nhau hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức,... giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền vốn. Bài học này giúp em trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết để sử dụng những dịch vụ tín dụng chính thức, đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình mỗi khi tham gia các dịch vụ tín dụng.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

a) Mục tiêu. Mục tiêu: HS nhận biết và mô tả được đặc điểm tín dụng ngân hàng.

b) Nội dung. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm về trường hợp trong SGK, trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết hoạt động tín dụng của ngân hàng D thể hiện như thế nào.

2/ Trong trường hợp trên, dịch vụ tín dụng của ngân hàng D đang gặp khó khăn gì? Nếu nhiều người vay vốn nhưng không trả nợ như đã cam kết thì điếu gì sẽ xảy ra với ngân hàng D?

c) Sản phẩm.

- HS giải thích được hoạt động tín dụng của ngân hàng D như sau

1/ Hoạt động tín dụng của ngân hàng D thể hiện: là người đi vay khi nhận những khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, đống thời là người cho vay khi cung cấp vốn cho người vay để sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng,...

2/ Tín dụng ngân hàng D đang bị nhiều doanh nghiệp là đối tác sử dụng vốn vay không thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng khi đến hạn nên ngân hàng D đã gia hạn trả nợ thêm 6 tháng. Nếu nhiều người vay không trả nợ, ngân hàng sẽ bị thua lỗ và phá sản.

­- HS nêu được đặc điểm của tín dụng ngân hàng

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm về trường hợp trong SGK, trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết hoạt động tín dụng của ngân hàng D thể hiện như thế nào.

2/ Trong trường hợp trên, dịch vụ tín dụng của ngân hàng D đang gặp khó khăn gì? Nếu nhiều người vay vốn nhưng không trả nợ như đã cam kết thì điều gì sẽ xảy ra với ngân hàng D?

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc thông tin.

- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên gọi một số học sinh đại diện đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra

- Các học sinh còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.

- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Tín dụng ngân hàng được hình thành dựa trên nguyên tắc nào

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh

Gv nhấn mạnh:

Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.

1. Tín dụng ngân hàng

a. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Theo nghĩa thông thường, tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.

Tín dụng ngân hàng có đặc điểm: dựa trên cơ sở lòng tin, có tính thời hạn, phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.

 

 

Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Một số hình thức tín dụng ngân hàng

a) Mục tiêu. HS nhận biết và mô tả được đặc điểm tín dụng ngân hàng; nhận biết được sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng; biết cách sử dụng có trách nhiệm dịch vụ tín dụng ngân hàng.

b) Nội dung. Học sinh cùng làm việc theo nhóm lớp chia thành 6 nhóm, 2 nhóm tìm hiểu 1 nội dung , cùng nhau đọc và tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

Nhóm 1,2: Tìm hiểu hình thức cho vay tín chấp.

Nhóm 3,4: Tìm hiểu hình thức cho vay thế chấp.

Nhóm 5,6: Tìm hiểu hình thức cho vay trả góp.

c) Sản phẩm.

- HS đọc thông tin và trả lời được các câu hỏi đặt ra theo một số nội dung sau

Biết phân biệt được sự giống và khác nhau ở mỗi hình thức tín dụng ngân hàng

- Cho vay tín chấp

1/ Ngân hàng cho anh S vay tiền không cần tài sản thế chấp vì anh là công chức nhà nước có thu nhập ổn định, có lịch sử tín dụng tốt, nhu cầu vốn vay nhỏ.

2/ Khi vay tín chấp, anh S có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn.

- Cho vay thế chấp

1/ Ngân hàng yêu cẩu chị N phải có tài sản thế chấp như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận đăng kí xe ô tô,... có giá trị tưong đương với lượng tiền cần vay để trong trường hợp không thể trả nợ cho ngân hàng chị sẽ phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó để ngân hàng thanh lí thu hồi vốn.

2/ Khi vay thế chấp, chị N có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ hợp pháp về tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn. Trường hợp không thể trả nợ cho ngân hàng, phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp đề ngân hàng xử lí tài sản thế chấp, thu hồi vốn.

Cho vay trả góp

1/ Ngân hàng yêu cầu anh H sẽ trả dần theo các kì, thường sẽ là gốc cộng với lãi hằng tháng. Số tiền trả gốc mỗi tháng được thoả thuận sẽ chia đều theo số tháng vay, mức lãi 1,5%/tháng, thời hạn vay 12 tháng.

2/ Khi vay trả góp, anh H có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn như đã thoả thuận.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 12 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Bài 9 Kết nối tri thức. 

Để mua Giáo án KTPL 10 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án KTPL 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Giáo án KTPL 10 Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống

Giáo án KTPL 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Giáo án KTPL 10 Bài ôn tập giữa kỳ 1

Giáo án KTPL 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội 

Đánh giá

0

0 đánh giá