Lịch Sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

614

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Lịch sử 8 Bài 1 từ đó học tốt môn Lịch sử 8.

Lịch Sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Mở đầu trang 52 Bài 12 Lịch Sử 8Quan sát và cho biết những hình ảnh trên liên quan đến các sự kiện lịch sử nào của thế giới? Hãy chia sẻ những điều em biết về các sự kiện đó.

Quan sát và cho biết những hình ảnh trên liên quan đến các sự kiện lịch sử nào của thế giới?

Trả lời:

- Hình 12.1 liên quan đến sự kiện Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

- Hình 12.2 liên quan đến sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến. Chiến tranh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề cho nhân loại, như: lôi cuốn hàng chục quốc gia vào vòng khói lửa; khiến hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương; hàng triệu làng mạc, thành phố bị phá hủy,…

+ Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành được thắng lợi. Không chỉ có ý nghĩa lớn đối với nước Nga, cách mạng tháng Mười còn có những tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giớiaz

1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Giải Lịch Sử 8 trang 53

Câu hỏi trang 53 Lịch Sử 8: Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu:

+ Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882

+ Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.

=> Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

* Nguyên nhân trực tiếp

- Tình hình căng thẳng ở Ban-căng trong những năm 1912 - 1913 đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Lợi dụng sự kiện: ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi, giới cầm Áo - Hung đã tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),..

=> Đầu tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Câu hỏi trang 53 Lịch Sử 8Hãy phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại.

Trả lời:

* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

- Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương

- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

- Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.

* Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi (các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…)

- Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản:

+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản

+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…

+ Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.

- Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”

- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Trong quá trình chiến tranh, thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

2. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Giải Lịch Sử 8 trang 54

Câu hỏi 1 trang 54 Lịch Sử 8Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Trả lời:

- Sau cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga đã bị lật đổ, nhưng những vấn đề về  “hoà bình, ruộng đất, bánh mì, tự do” của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng.

- Mặt khác, sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập và tồn tại song song ở Nga, đó là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính => Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga lúc này là:

+ Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

+ Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay người lao động.

Câu hỏi 2 trang 54 Lịch Sử 8Nêu diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Trả lời:

- Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười:

+ Tháng 7/1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

+ Tháng 10/1917, các đội Cận vệ đỏ được thành lập.

+ Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quân khởi nghĩa đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát

+ Đêm 25/10/1917 (tức ngày 7/11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Ngay trong đêm 25/10/1917 , Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc. Chính quyền Xô viết thành lập tại Pê-tơ-rô-grát.

+ Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga.

Giải Lịch Sử 8 trang 55

Câu hỏi 1 trang 55 Lịch Sử 8Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại.

Trả lời:

* Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười:

- Đối với nước Nga:

+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.

+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

- Đối với thế giới:

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.

+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đường cách mạng vô sản).

* Tác động: Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới:

+ Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.

+ Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi 2 trang 55 Lịch Sử 8Khai thác tư liệu 2 và cho biết Hồ Chí Minh đã đánh giá thế nào về vai trò của Cách mạng tháng Mười Nga?

Khai thác tư liệu 2 và cho biết Hồ Chí Minh đã đánh giá thế nào về vai trò

Trả lời:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá:

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã làm thức tỉnh và cổ vũ hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất đứng lên đấu tranh để giành tự do, hòa bình và tiến bộ xã hội.

+ Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng có ý nghĩa to lớn đối với tiến trình phát triển của lịch sử loài người.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 55 Lịch Sử 8: Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa?

Trả lời:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa, vì:

+ Lực lượng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đều là các nước đế quốc (tập hợp trong hai khối quân sự là Liên minh và Hiệp ước).

+ Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc là nhằm giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa. Bên cạnh đó, các nước đế quốc còn muốn lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc là những người phải gánh chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, thị trường và thuộc địa cho các nước đế quốc thắng trận (qua hai hội nghị hòa bình ở Vécxai và Oasinhtơn), nhân dân lao động ở các nước hoàn toàn không được hưởng thành quả từ chiến thắng.

Luyện tập 2 trang 55 Lịch Sử 8Hãy lập và hoàn thành bảng về diễn biến, ý nghĩa và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Trả lời:

Bảng thông tin về cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Nguyên nhân

- Sau Cách mạng tháng Hai: những vấn đề về  “hoà bình, ruộng đất, bánh mì, tự do” của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng. Mặt khác, xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.

=> Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga lúc này:

+ Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

+ Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng.

Diễn biến

- Tháng 7/1917, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo nhân dân chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

- Tháng 10/1917, các đội Cận vệ đỏ được thành lập.

- Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), quân khởi nghĩa đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát

- Đêm 25/10/1917 (tức ngày 7/11), Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ; Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc.

- Đầu năm 1918, cách mạng thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga.

Ý nghĩa

- Đối với nước Nga:

+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.

+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

- Đối với thế giới:

+ Cổ vũ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.

+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc (con đường cách mạng vô sản).

Tác động

- Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.

- Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.

Vận dụng trang 55 Lịch Sử 8Tìm hiểu từ sách, báo, internet và cho biết Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

Trả lời:

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của nước Nga Xô viết đã tác động sâu sắc tới sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, mở đầu quá trình giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam (Nguyễn Ái Quốc đã từng nhận xét: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật...”)

- Sự bùng nổ, quá trình phát triển và giành thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam. Ví dụ như:

Bài học về vai trò lãnh đạo cách mạng: cách mạng muốn thành công cần có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã khẳng định: “lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng, vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”).

Bài học về lực lượng cách mạng: trong lực lượng toàn dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cách mệnh Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy công nông làm gốc”.

Bài học về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng và chú trọng đến việc tạo thời cơ và chớp thời cơ cách mạng.

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Đánh giá

0

0 đánh giá