Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Giáo án KHTN 6 (Kết nối tri thức 2023) Bài 40 : Lực là gì? | Khoa học tự nhiên 6

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án KHTN 6 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn KHTN 6. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 200k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 066000255836 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 6 (Kết nối tri thức 2023) Bài 40 : Lực là gì? | Khoa học tự nhiên 6

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được sự đẩy, kéo của vật này lên vật khác là lực.

- Nhận biết được lực có tác đụng làm thay đổi chuyển động, biến dạng vật.

- Nhận biết được  hai loại lực: lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

- Mô tả được các hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực bằng các thuật ngữ vật lí.

- Tìm được ví dụ về lực và tác dụng của lực trong đời sống.

- Phân loại được các lực.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa kết hợp quan sát tranh, xem video để nhận biết được lực là sự đẩy hoặc sự kéo và lấy được các ví dụ chứng tỏ lực là sự đẩy, sự kéo.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác để tham gia trò chơi. Thảo luận nhóm để nhận biết được lực có thế làm thay đổi: tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Bố trí được thí nghiệm để tìm hiểu về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

- Năng lực KHTN:

+ Lấy được ví dụ khác sách giáo khoa chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.

+ Nêu được lực có thế làm thay đổi: tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật trong tình huống cụ thể.

+ Thực hiện được thí nghiệm để phát hiện ra lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

3. Phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

- Trung thực, cẩn thận trong quá trình thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Dụng cụ để HS làm được các thí nghiệm về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc, về biến dạng của vật.

- Dụng cụ để chiếu Hình ở đầu bài lên màn ảnh.

- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS theo mẫu nếu HS chưa có Vở bài tập.

2. Đối với học sinh

Vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Làm bộc lộ những ý niệm ban đầu của HS về lực để GV có thể dựa vào đó tìm cách làm cho HS hiểu đúng và đầy đủ hơn khái niệm

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Gv chiếu hình ảnh lên màn hình, yêu cầu HS tìm lực lần lượt theo từng hình một

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 8 trang, trên đây là tóm tắt 2 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Bài 40 Kết nối tri thức. 

Để mua Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá