Top 10 Đề thi Học kì 2 Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 10 Đề thi Học kì 2 Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử 10 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Top 10 Đề thi Học kì 2 Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

Bảng ma trận đề thi Học kì 2 môn Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Lịch sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Level 1)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư (thuộc Ninh Bình ngày nay) về

A. Đại La.

B. Phú Xuân.

C. Phong Châu.

D. Thiên Trường.

Câu 2. Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công loại vũ khí nào dưới đây?

A. Thủy lôi.

B. Súng thần cơ.

C. Súng trường.

D. Súng hỏa mai.

Câu 3. Cư dân Đại Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào trên cơ sở chữ Hán?

A. Chữ hình nêm.

B. Chữ Hangul.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Nôm.

Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt?

A. Kế thừa thành tựu của nền văn minh Chăm-pa và Phù Nam.

B. Quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.

C. Nền độc lập, tự chủ và sự phát triển của quốc gia Đại Việt.

D. Sự ảnh hưởng của các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.

Câu 5. Câu nói nổi tiếng của Hưng Đạo vương “Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước” đã thể hiện tư tưởng nào?

A. Trung quân ái quốc.

B. Tương thân tương ái.

C. Yêu nước thương dân.

D. Yêu chuộng hòa bình.

Câu 6. Dưới thời Tiền Lê và thời Lý, hằng năm, nhà nước phong kiến thường tổ chức lễ cày Tịch điền nhằm mục đích khuyến khích

A. khai khẩn đất hoang.

B. sản xuất nông nghiệp.

C. bảo vệ, tôn tạo để điều.

D. sản xuất nông, lâm nghiệp.

Câu 7. Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt, vì Nho giáo

A. được đông đảo các tầng lớp nhân dân sùng mộ.

D. có nội dung đơn giản nên người dân dễ tiếp cận.

C. góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.

D. hòa quện với các tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Câu 8. Có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ chính sách giáo dục Nho học của Đại Việt cho nền giáo dục của Việt Nam hiện nay?

A. Tập trung phát triển các ngành khoa học tự nhiên.

B. Chỉ chú trọng phát triển các ngành khoa học xã hội.

C. Lấy Tứ thư, Ngũ kinh làm nội dung giáo dục, thi cử.

D. Xây dựng nền giáo dục toàn diện, tiên tiến, nhân văn.

Câu 9. Các lễ hội của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động sản xuất nào?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Thủ công nghiệp.

Câu 10. Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện tín ngưỡng truyền thống nào dưới đây?

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Thờ thần Shiva.

C. Thờ thần – vua.

D. Thờ Thiên Chúa.

Câu 11. Loại hình nhà ở phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc Việt Nam là

A. nhà sàn.

B. nhà trệt.

C. nhà trình tường.

D. nhà tranh vách đất.

Câu 12. Di sản văn hóa nào của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại?

A. Đờn ca tài tử.

B. Thực hành Then.

C. Lễ hội Cồng Chiêng.

D. Lễ hội Lồng Tồng.

Câu 13. Ngày nay, ở Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh, vì

A. mong muốn bình đẳng, hoà hợp, đoàn kết giữa các dân tộc.

B. trang phục của người Kinh đẹp hơn trang phục truyền thống.

C. môi trường sống của các dân tộc có sự thay đổi so với trước đây.

D. trang phục của người Kinh giúp thuận tiện trong lao động và đi lại.

Câu 14. Nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không có vai trò nào sau đây?

A. Nơi tổ chức các lễ hội, không gian sinh hoạt văn hóa chung của buôn làng.

B. Lưu trữ, thờ cúng những hiện vật có vai trò giống thần bản mệnh của dân làng.

C. Nơi phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp hoặc tiếp đón khách quý của dân làng.

D. Nơi tổ chức các hội chợ buôn bán, triển lãm hàng hoá giữa làng này với làng khác.

Câu 15. Nhận xét nào dưới đây đúng về đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam?

A. Chỉ sinh sống ở miền núi.

B. Vừa tập trung vừa xen kẽ.

C. Chỉ sinh sống ở đồng bằng.

D. Chủ yếu sinh sống ở hải đảo.

Câu 16. Trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Việt Nam, lễ hội không có vai trò nào sau đây?

A. Là dịp các thành viên gặp gỡ, giao lưu và thắt chặt tình đoàn kết.

B. Góp phần giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hóa qua các thế hệ.

C. Là cơ sở vật chất tạo nên sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

D. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở, phù hộ của thần linh, tổ tiên.

Câu 17. Nguyên tắc cơ bản trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay là

A. thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực.

B. bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

C. phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dụng và giữ nước.

D. các dân tộc cùng giúp nhau phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu 18. Trong chính sách dân tộc, trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay ưu tiên việc

A. củng cố, bảo vệ vững chắc các vùng và địa bàn chiến lược.

B. phổ cập giáo dục, đào tạo đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số.

C. đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi.

D. bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Câu 19. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công” là câu nói nổi tiếng của ai?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

C. Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

D. Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng.

Câu 20. “Các dân tộc Việt Nam, dù có sự khác nhau về số dân, trình độ phát triển, phong tục tập quán,… song đều có quyền ngang nhau” – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong chính sách dân tộc?

A. Tự quyết.

B. Đoàn kết.

C. Cùng giúp nhau phát triển.

D. Bình đẳng.

Câu 21. Tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam không được hình thành từ yếu tố nào dưới đây?

A. Nhà nước xây dựng quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

B. Công cuộc trị thuỷ và thuỷ lợi để sản xuất.

C. Sự phát triển của các loại hình văn hoá.

D. Công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

Câu 22. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm ở Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào?

A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.

B. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.

C. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.

D. Nhân tố duy nhất dẫn đến sự thắng lợi, thành công.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?

A. Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc.

B. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân.

C. Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân.

D. Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc.

Câu 24. Đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc.

B. Góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

C. Thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển nhanh, bền vững.

D. Góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.

Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

HƯỚNG DẪN GIẢI

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-D

4-C

5-C

6-B

7-C

8-D

9-B

10-A

11-A

12-B

13-D

14-D

15-B

16-C

17-B

18-C

19-A

20-D

21-C

22-C

23-B

24-D

 

 

 

 

 

 

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm điểm.

(*) Tham khảo:

- Trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia (năm 2012) vì:

+ Trống đồng Ngọc Lũ thuộc sưu tập trống đồng Đông Sơn là đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á.

+ Trong hàng ngàn chiếc trống được phát hiện từ trước đến nay (không hề có chiếc nào giống nhau hoàn toàn), trống đồng Ngọc Lũ vẫn là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, đẹp, tinh xảo, trang trí hoàn mỹ và phong phú nhất.

+ Trống đồng Ngọc Lũ không chỉ thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao mà còn là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ, là biểu tượng của văn hóa Việt Nam

- Ý nghĩa của một số hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ:

+ Mặt trống trang trí hình mặt trời 14 tia, tượng trưng cho dương, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công hình tam giác, tượng trưng cho âm. Hình tượng Mặt Trời được khắc chính giữa mặt trống cho thấy người Việt cổ thờ thần mặt trời và sùng bái thiên nhiên.

Các hoa văn mặt trời, nhà sàn, người giã gạo, chim cò bay, thuyền và người đánh trống, nhảy múa,….truyển tải thông điệp về cuộc sống của người xưa, khắc hoạ những sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá đương thời.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng.

+ Mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá.

+ Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

=> Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quán triệt việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần rất lớn vào việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân cũng như cộng đồng các dân tộc.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Lịch sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Level 2)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Văn minh Thăng Long là tên gọi khác của

A. văn minh Đại Việt.

B. văn minh sông Hồng.

C. văn minh Chăm-pa.

D. văn minh Phù Nam.

Câu 2. Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là

A. Hình luật.

B. Luật Hồng Đức.

C. Luật Gia Long.

D. Hình thư.

Câu 3. Bạch Vân Quốc ngữ thi tập là tập thơ tiêu biểu của

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

B. Bà Huyện Thanh Quan.

C. Nguyễn Gia Thiều.

D. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 4. Ai đã chế tạo thành công súng thần cơ?

A. Trần Hưng Đạo.

B. Hồ Nguyên Trừng.

C. Đào Duy Từ.

D. Cao Thắng.

Câu 5. Yếu tố nào đã thúc đẩy sự hưng khởi của các đô thị ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Sự phát triển của kinh tế hàng hoá.

B. Sự xuất hiện của đô thị Thăng Long.

C. Chính sách “trọng thương” của nhà Lê.

D. Chính sách “mở cửa” của nhà Nguyễn.

Câu 6. Thời Tây Sơn, chữ Nôm đã trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán. Điều này đã thể hiện

A. ý thức tự tôn dân tộc.

B. tính ưu việt của ngôn ngữ.

C. sự suy thoái của Nho giáo.

D. tinh thần sáng tạo của dân tộc.

Câu 7. Thời kì phát triển của văn minh Đại Việt chấm dứt khi

A. Triệu Đà đánh bại nhà nước Âu Lạc (thế kỉ II TCN).

B. nhà Minh xâm lược và cai trị Đại Ngu (đầu thế kỉ XV).

C. thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (giữa thế kỉ XIX).

D. vua Bảo Đại thoái vị, nhà Nguyễn sụp đổ (năm 1945).

Câu 8. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về nền văn minh Đại Việt?

A. Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

D. Phát triển rực rỡ, phong phú, toàn diện.

C. Không có sự giao lưu với văn hóa bên ngoài.

D. Có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa bên ngoài.

Câu 9. Ở Việt Nam, loại hình nhà ở phổ biến của người Kinh, người Hoa là

A. nhà sàn.

B. nhà trệt.

C. nhà trình tường.

D. nhà nửa sàn nửa đất.

Câu 10. Di sản văn hóa nào của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã được Tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại (năm 2005)?

A. Thực hành hát Then.

B. Nghi lễ và trò chơi kéo co.

C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

D. Không gian văn hóa Cồng chiêng.

Câu 11. Một trong những tín ngưỡng truyền thống tồn tại phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam là

A. thờ Đức Phật.

B. thờ cúng tổ tiên.

C. thờ Thánh A-la.

D. thờ Thiên Chúa.

Câu 12. Loại lương thực chủ yếu của phần đông các dân tộc ở Việt Nam là

A. mèn mén nấu từ bột ngô.

B. cơm nấu từ gạo tẻ, gạo nếp.

C. bánh khẩu xén làm từ củ sắn.

D. bánh láo khoải làm từ bột ngô.

Câu 13. Nhận xét nào dưới đây đúng về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?

A. Đa dạng, phong phú.

B. Không có bản sắc riêng.

C. Đơn điệu, nhàm chán.

D. Không có nhiều giá trị.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?

A. Hầu hết các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có tiếng nói riêng.

B. Ở Việt Nam thường xuyên xảy ra xung đột giữa các tộc người.

C. Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng về văn hóa.

D. Các dân tộc ở Việt Nam cư trú vừa tập trung vừa xen kẽ.

Câu 15. Tập quán sản xuất của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau, chủ yếu do

A. năng lực sản xuất và thái độ lao động của các dân tộc có sự khác biệt.

B. trình độ nhận thức và tuy duy của các dân tộc có sự chênh lệch nhất định.

C. khác nhau về mức độ áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại.

D. địa bàn cư trú trải rộng trên nhiều địa hình và điều kiện tự nhiên khác nhau.

Câu 16. Nhận xét nào dưới đây không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?

A. Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí.

B. Đơn điệu, không có bản sắc riêng của từng tộc người.

C. Phản ánh tập quán, óc thẩm mĩ của cộng đồng dân cư.

D. Trang phục của mỗi dân tộc có nét đặc trưng riêng.

Câu 17. “Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc” – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong chính sách dân tộc?

A. Tự quyết.

B. Đoàn kết.

C. Cùng giúp nhau phát triển.

D. Tôn trọng.

Câu 18. Khi thực hiện chính sách dân tộc, trong công tác giáo dục – đào tạo, Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay đặc biệt chú trọng vấn đề gì?

A. Củng cố các vùng và địa bàn chiến lược.

B. Hỗ trợ các dân tộc nâng cao kiến thức sản xuất.

C. Phổ cập giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

D. Bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số.

Câu 19. Ở Việt Nam hiện nay, tổ chức nào có vai trò rất lớn trọng việc  củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

B. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

C. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

D. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Câu 20. Việc nhà nước Việt Nam ban hành các chính sách hỗ tợ đồng bào dân tộc thiểu số về: đất đai, thuế, giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc,… là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Giáo dục.

C. Y tế.

D. Văn hóa.

Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?

A. Nhu cầu trị thuỷ và thuỷ lợi để phát triển sản xuất.

B. Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.

C. Tập hợp lực lượng để tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ.

D. Nhà nước xây dựng quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.

Câu 22. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

A. Góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

B. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc.

C. Góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.

D. Thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển nhanh, bền vững.

Câu 23. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng vè bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?

A. Tạo môi trường hòa bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hóa.

B. Tạo nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C. Là nhân tố duy nhất quyết định thành công của công cuộc đổi mới đất nước.

D. Góp phần khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới.

Câu 24.  Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam?

A. Nhân tố duy nhất dẫn đến sự thắng lợi, thành công.

B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.

C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.

D. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.

Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

HƯỚNG DẪN GIẢI

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-A

4-B

5-A

6-A

7-C

8-C

9-B

10-D

11-B

12-B

13-A

14-B

15-D

16-B

17-B

18-C

19-A

20-A

21-C

22-C

23-C

24-B

 

 

 

 

 

 

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm điểm.

(*) Tham khảo:

- Trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia (năm 2012) vì:

+ Trống đồng Ngọc Lũ thuộc sưu tập trống đồng Đông Sơn là đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á.

+ Trong hàng ngàn chiếc trống được phát hiện từ trước đến nay (không hề có chiếc nào giống nhau hoàn toàn), trống đồng Ngọc Lũ vẫn là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, đẹp, tinh xảo, trang trí hoàn mỹ và phong phú nhất.

+ Trống đồng Ngọc Lũ không chỉ thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao mà còn là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ, là biểu tượng của văn hóa Việt Nam

- Ý nghĩa của một số hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ:

+ Mặt trống trang trí hình mặt trời 14 tia, tượng trưng cho dương, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công hình tam giác, tượng trưng cho âm. Hình tượng Mặt Trời được khắc chính giữa mặt trống cho thấy người Việt cổ thờ thần mặt trời và sùng bái thiên nhiên.

Các hoa văn mặt trời, nhà sàn, người giã gạo, chim cò bay, thuyền và người đánh trống, nhảy múa,….truyển tải thông điệp về cuộc sống của người xưa, khắc hoạ những sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá đương thời.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng.

+ Mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá.

+ Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

=> Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quán triệt việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần rất lớn vào việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân cũng như cộng đồng các dân tộc.

Để xem trọn bộ Đề thi Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, có đáp án chi tiết:

Top 10 Đề thi Học kì 2 Toán 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

Top 10 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

Đánh giá

0

0 đánh giá