Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Em hãy cho biết vì sao khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là

386

Với giải Câu hỏi trang 18 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 2: Nguyên tử môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem: 

Em hãy cho biết vì sao khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là

Câu hỏi trang 18 KHTN 7

Câu hỏi 1 trang 18 KHTN 7: Em hãy cho biết vì sao khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử.

Câu hỏi 2 trang 18 KHTN 7: Hãy so sánh khối lượng của nguyên tử nhôm (13p, 14n) và nguyên tử đồng (29p, 36n).

Phương pháp giải:

1. Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt proton, neutron trong hạt nhân và các hạt electron ở vỏ nguyên tử

- Khối lượng hạt nhân nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt proton, neutron

2. Khối lượng 1 proton = 1 neutron = 1amu

Khối lượng 1 electron = 0,00055 amu

Lời giải chi tiết:

1. Ta có:

   + Khối lượng 1 proton = 1 neutron = 1amu

   + Khối lượng 1 electron = 0,00055 amu

=> Khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng proton và neutron

=> Có thể bỏ qua khối lượng của electron hay khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử

- Ví dụ: Xét nguyên tử helium có 2p, 2n và 2e

   + Khối lượng nguyên tử = 2p + 2n + 2e = 2.1 + 2.1 + 2.0,00055 = 4,0011 ≈ 4

   + Khối lượng hạt nhân = 2p + 2n = 2.1 + 2.1 = 4

2. Ở câu hỏi 1 ta biết rằng khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử

- Khối lượng hạt nhân nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt proton, neutron trong hạt nhân

- Mà: Khối lượng 1 proton = 1 neutron = 1amu

=> Khối lượng nguyên tử nhôm (13p, 14n) = 13.1 + 14.1 = 27 amu

      Khối lượng nguyên tử đồng (29p, 36n) = 29.1 + 36.1 = 65 amu

Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 14 KHTN lớp 7: Mọi vật thể tự nhiên hay nhân tạo đều được tạo thành từ một số loại hạt vô cùng nhỏ bé gọi là nguyên tử. Vậy nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Câu hỏi trang 14 KHTN Lớp 7: Theo Đê – mô – crit và Đan – tơn, nguyên tử được quan niệm như thế nào?

Hoạt động trang 16 KHTN Lớp 7: Làm mô hình nguyên tử carbon theo Bo

Câu hỏi trang 16 KHTN 7

Câu hỏi trang 16 KHTN 7

Hoạt động trang 17 KHTN 7: Tìm hiểu cấu tạo một số nguyên tử

Câu hỏi trang 18 KHTN 7

Em có thể trang 18 KHTN 7: Làm được mô hình một số nguyên tử theo mô hình nguyên tử Bo

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá