Giải KHTN 8 trang 98 (Cánh Diều)

216

Với giải SGK KHTN 8 Cánh Diều trang 94 chi tiết trong Bài tập Chủ đề 4 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải KHTN 8 trang 94 (Cánh Diều)

Bài tập 1 trang 98 KHTN 8: Em hãy chỉ rõ vật quay, trục quay của vật và mô tả lực tác dụng làm quay vật trong hình 1.

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài tập Chủ đề 4 | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 1)

Trả lời:

Vật quay là mái chèo, trục quay của vật chính tại điểm tựa của mái chèo vào thuyền.

Lực tác dụng có giá không song song và không cắt trục quay nên làm quay vật.

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài tập Chủ đề 4 | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 2)

Bài tập 2 trang 98 KHTN 8: Một bạn nhỏ cần mở một chiếc cổng sắt rất nặng bằng cách đẩy nó quay quanh bản lề. Để có thể mở cổng dễ dàng, bạn này cần tác dụng lực vào những điểm ở xa hay gần bản lề? Vì sao?

Trả lời:

Để có thể mở cổng dễ dàng, bạn này cần tác dụng vào những điểm ở xa bản lề vì khoảng cách từ trục quay tới giá của lực càng lớn sẽ giúp mômen lực càng lớn (tác dụng làm quay càng lớn) và làm cánh cổng quay quanh bản lề dễ hơn.

Bài tập 3 trang 98 KHTN 8: Em hãy mô tả cách mở chiếc kẹp ở hình 2. Sau đó, biểu diễn lực tác dụng và chỉ rõ đâu là điểm tựa.

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài tập Chủ đề 4 | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 3)

Trả lời:

Hình ảnh dưới đây mô tả cách mở chiếc kẹp, biểu diễn lực tác dụng và điểm tựa.

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài tập Chủ đề 4 | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 4)

Bài tập 4 trang 98 KHTN 8: Ở xe đạp, có những bộ phận nào khi hoạt động sẽ giống như chiếc đòn bẩy? Với mỗi trường hợp, chỉ ra điểm tựa của đòn bẩy và cách đổi hướng của lực tác dụng.

Trả lời:

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài tập Chủ đề 4 | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 5)

Các bộ phận xe đạp dựa trên nguyên lí đòn bẩy là:

- Bộ phận gồm: Bàn đạp (pê-đan) (1), đùi, trục giữa (2), đĩa (3), xích (4), líp (5).

+ Bàn đạp là điểm lực tác dụng.

+ Trục giữa là điểm tựa.

+ Xích đĩa líp là điểm đặt vật nâng (kéo bánh xe sau chuyển động).

Lực khi dùng chân tác dụng lên pê – đan xe đạp có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống và có tác dụng làm trục giữa A quay, khi đó tạo ra lực kéo giữa các điểm tiếp xúc giữa mắt xích và răng của vành đĩa, làm cho trục bánh sau B quay tạo ra lực kéo làm cả xe chuyển động.

- Bộ phận: chân chống xe.

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài tập Chủ đề 4 | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 6)

Trong đó: O là điểm tựa; O1 là điểm tác dụng lực; O2 là điểm đặt vật.

Lực của chân chống tác dụng xuống mặt đất theo phương thẳng đứng chiều từ trên xuống làm mặt đất tác dụng trở lại chân chống một lực theo phương thẳng đứng chiều ngược lại (từ dưới lên) giúp chống đỡ xe ngay tại điểm tựa.

+ Bộ phận: đòn bẩy tay phanh

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài tập Chủ đề 4 | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 7)

Trong đó: O là điểm tựa; O1 là điểm tác dụng lực; O2 là điểm đặt vật.

Lực của tay tác dụng vào tay phanh, truyền lực qua dây phanh tới má phanh làm áp sát vào bánh xe, tạo ra lực ma sát giúp bánh xe quay chậm dần và dừng lại.

Đánh giá

0

0 đánh giá