Giải KHTN 8 trang 111 (Cánh Diều)

560

Với giải SGK KHTN 8 Cánh Diều trang 111 chi tiết trong Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải KHTN 8 trang 111 (Cánh Diều)

Thực hành 2 trang 110 KHTN 8: Chuẩn bị

Hai pin (loại 1,5 V) và đế lắp pin, một công tắc, một bóng đèn pin (loại dùng hiệu điện thế 3 V), một vôn kế, một ampe kế và các dây nối.

Tiến hành

- Mắc mạch điện theo sơ đồ (hình 23.3). Đóng công tắc. Đọc số chỉ ở vôn kế và ampe kế. Ghi kết quả vào vở theo bảng 23.2.

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 5)

- Thay một pin thành hai pin. Vôn kế được mắc giữa cực dương của pin 1 và cực âm của pin 2. Đóng công tắc. Đọc số chỉ ở vôn kế và ampe kế. Ghi kết quả vào vở theo bảng 23.2.

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 6)

- Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét mối liên hệ giữa khả năng sinh ra dòng điện được đo bằng vôn kế và độ sáng của đèn.

Trả lời:

Các em tham khảo số liệu minh họa dưới đây:

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 7)

Nhận xét: Số chỉ của vôn kế càng lớn thì khả năng sinh ra dòng điện càng lớn làm đèn sáng càng mạnh.

Luyện tập trang 111 KHTN 8: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện dùng hai pin, công tắc, một điện trở và một bóng đèn mắc nối vào nhau. Trên hình vẽ thể hiện cả cách mắc ampe kế đo dòng điện qua điện trở và đèn, vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

Trả lời:

Sơ đồ mạch điện:

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 8)

Vận dụng trang 111 KHTN 8: Cho các thiết bị điện: hai pin, dây nối, ampe kế, vôn kế, công tắc, biến trở, đèn. Em hãy vẽ một mạch điện để dùng các pin thắp sáng một bóng đèn với độ sáng thay đổi được.

Trả lời:

Sơ đồ mạch điện:

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 9)

Tìm hiểu thêm trang 111 KHTN 8: Dòng điện có thể gây nguy hiểm cho người. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cường độ dòng điện và thời gian dòng điện qua cơ thể. Khi dòng điện qua cơ thể có cường độ 0,6 mA – 1,5 mA sẽ gây tê nhẹ; cường độ 2 mA – 3 mA sẽ gây tê mạnh; cường độ 5 mA – 7 mA gây đau đớn, cơ bị co rút và dần mất kiểm soát; cường độ 8 mA – 10 mA sẽ gây đau đớn nhiều hơn, các cơ bắp mất kiểm soát; cường độ 20 mA – 25 mA khi chạm vào sẽ gây đau đớn, bắt đầu có hiện tượng khó thở; cường độ 25 mA – 80 mA làm hệ hô hấp tê liệt, tim đập nhanh hơn và có thể bị ngừng đập do sốc điện; với cường độ 90 mA – 100 mA tim có thể ngừng đập hoàn toàn sau 3 s. Hãy tìm hiểu các quy định an toàn về điện để tránh các nguy hiểm do dòng điện gây ra.

Trả lời:

Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:

- Trong thực hành chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V.

- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

- Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

- Khi có người bị điện giật cần phải tìm cách ngắt ngay dòng điện bằng cách tắt công tắc, kéo cầu dao điện xuống,... và gọi ngay người cấp cứu.

Đánh giá

0

0 đánh giá