KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn | Khoa học tự nhiên 8

1 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn | Khoa học tự nhiên 8 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK KHTN 8 Bài 31 từ đó học tốt môn KHTN 8.

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn | Khoa học tự nhiên 8

I. Sơ máu cầm máu

Giải KHTN 8 trang 149

Đánh giá kết quả trang 149 KHTN 8: • Nhận xét kết quả băng bó của bản thân và các bạn trong nhóm.

• Giải thích vì sao có sự khác nhau trong cách sơ cứu chảy máu mao mạch, tĩnh mạch và động mạch.

• Tại sao vị trí đặt garo lại ở phía trên vết thương mà không phải phía dưới vết thương?

Trả lời:

• Học sinh tự nhận xét kết quả băng bó của bản thân và các bạn trong nhóm về các tiêu chí như kĩ thuật băng bó, hình thức băng bó,…

• Có sự khác nhau trong cách sơ cứu chảy máu mao mạch, tĩnh mạch và động mạch vì: Mỗi dạng mạch máu khi bị tổn thương có đặc điểm chảy máu khác nhau: Ở động mạch, máu chảy nhiều, tốc độ nhanh, có thể chảy thành tia. Ở tĩnh mạch, máu chảy nhiều, tốc độ máu chảy chậm hơn so với tổn thương động mạch. Ở mao mạch, máu sẽ chảy ít, chậm. Do đó, tùy từng dạng chảy máu khác nhau mà có cách xử lí khác nhau.

• Vị trí đặt garo ở phía trên vết thương mà không phải phía dưới vết thương vì: Phía trên vết thương có động mạch gần tim hơn. Do đó, việc đặt garo ở phía trên vết thương sẽ làm ngừng sự lưu thông máu tiếp tục đến vết thương (cầm được máu).

II. Cấp cứu người bị đột quỵ

Giải KHTN 8 trang 151

Đánh giá kết quả trang 151 KHTN 8: Nhận xét việc thực hiện các thao tác của em trong mỗi bước thực hành cấp cứu người bị đột quỵ.

• Trình bày cách nhận biết, xử lí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ.

• Giải thích tại sao cần phải để người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức.

• Giải thích tại sao khi di chuyển người bệnh cần để người bệnh ở tư thế nằm và cần nhẹ nhàng, ít gây chấn động.

Trả lời:

• Học sinh nhận xét việc thực hiện các thao tác trong mỗi bước thực hành cấp cứu người bị đột quỵ theo trình tự các bước tiến hành trong SGK.

• Cách nhận biết, xử lí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ:

* Cách nhận biết người có dấu hiệu đột quỵ:

- Có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, bị mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

- Có biểu hiện giảm thị lực, nhìn mờ.

- Có biểu hiện đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể buồn nôn hoặc nôn.

- Có biểu hiện tế cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

- Có biểu hiện khó phát âm, nói không rõ chữ, dính chữ, nói giọng bất thường.

- Có biểu hiện cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

* Cách xử lí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ:

- Bước 1: Gọi điện thoại cấp cứu (số máy 115).

- Bước 2: Đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức (Quỳ xuống một bên của người bệnh, đưa tay người bệnh ở tư thế vuông góc → Kéo tay đối diện của người  bệnh đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài → Kéo chân của người bệnh co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất, giữ tư thế đó và kéo người bệnh quay vào phía của bạn → Hoàn thành tư thế hồi sức).

- Bước 3: Gọi thêm 2 – 3 người hỗ trợ đưa người bệnh lên giường, gối đầu cao, đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức, nới lỏng quần áo.

- Bước 4: Đưa người bệnh đi cấp cứu. Khi đưa người bệnh đi cấp cứu cần dùng cáng hoặc giường bệnh, không dùng ghế ngồi. Di chuyển người bệnh nhẹ nhàng, không gây chấn động, chú ý nâng đầu người bệnh cao hơn chân để làm giảm nguy cơ phần đầu bị đọng máu.

• Cần phải để người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức để đảm bảo được sự lưu thông đường hô hấp vì giúp lưỡi không tụt về phía sau gây tắc nghẽn đường thở và tránh sặc chất nôn vào đường thở.

• Khi di chuyển người bệnh cần để người bệnh ở tư thế nằm và cần nhẹ nhàng, ít gây chấn động vì: Việc đặt người bệnh ở tư thế nằm sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ làm ngã bệnh nhân và cũng giúp việc di chuyển được dễ dàng hơn khi mà các bệnh nhân đột quỵ thường có biểu hiện khó khăn trong vận động. Việc di chuyển cần nhẹ nhàng, ít chấn động sẽ giúp bệnh nhân khỏi bị đau đớn và khó chịu hơn, đồng thời, tránh được những nguy cơ như chấn thương, đọng máu ở phần đầu,…

III. Đo huyết áp

Đánh giá kết quả trang 151 KHTN 8: • Giá trị huyết áp của em là bao nhiêu?

• Vì sao người cao tuổi nên đo huyết áp thường xuyên?

Trả lời:

• Học sinh tiến hành đo huyết áp rồi ghi lại giá trị huyết áp của bản thân (Chú ý: Trẻ em trong độ tuổi 13 – 15 có chỉ số huyết áp trung bình khoảng 95/60 mmHg).

• Người cao tuổi nên đo huyết áp thường xuyên vì: Hệ tuần hoàn của người cao tuổi thường bị lão hóa dẫn theo nhiều bệnh lí phức tạp bên trong cơ thể điển hình như cao huyết áp. Bởi vậy, việc đo huyết áp thường xuyên giúp kiểm tra, theo dõi sức khỏe; phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh; hạn chế những tai biến nguy hiểm do bệnh gây ra.

Xem thêm các bài giải KHTN 8 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Bài 32: Hệ hô hấp ở người

Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Bài 35: Hệ nội tiết ở người

Đánh giá

0

0 đánh giá