Tiếng Việt lớp 2 trang 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72 Bài 26: Muôn loài chung sống – Cánh diều

669

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72 Bài 26: Muôn loài chung sống sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72 Bài 26: Muôn loài chung sống

Tiếng Việt lớp 2 trang 64, 65 Hươu cao cổ

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 2 trang 64 Câu 1: Đây là những con vật nào?

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải:

a. Con lạc đà

b. Con tê giác

c. Con thỏ

d. Con sóc

Tiếng Việt lớp 2 trang 64 Câu 2: Đọc thơ hoặc hát về một con vật sống trong rừng.

Phương pháp giải:

Em tìm bài hát hoặc bài thơ về một con vật

Lời giải:

Em tham khảo bài hát “Chú voi con ở bản Đôn”.

Bài đọc

Hươu cao cổ

1. Không con vật nào trên Trái Đất thời nay có thể sánh với hươu cao cổ về chiều cao. Chú hươu cao nhất cao tới gần… 6 mét, tức là chú ta có thể ngó được vào cửa sổ tầng hai của một ngôi nhà.

2. Chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp hươu với tới những cành lá trên cao và dễ dàng phát hiện kẻ thù. Nó chỉ bất tiện khi hươu cúi xuống thấp. Khi đó, hươu cao cổ phải xoạc hai chân trước thật rộng mới cúi được xuống vùng nước để uống.

3. Hươu cao cổ không bao giờ tranh giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào. Trên đồng cỏ, hươu cao cổ sống hòa bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điều, ngựa vằn,…

Theo sách Bí ẩn thế giới loài vật


- Bất tiện: không thuận tiện.

- Tranh giành: tranh nhau để giành lấy.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu 1: Hươu cao cổ cao như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ nhất để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Hươu cao cổ là loài vật cao nhất trên Trái Đất hiện nay. Chú hươu cao nhất cao tới gần 6 mét.

Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu 2: Chiều cao của hươu cao cổ có gì thuận tiện và có gì bất tiện?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ hai để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Chiều cao của hươu cao cổ giúp hươu với tớ những cành lá trên cao và dễ dàng phát hiện kẻ thù. Nhưng lại bất tiện khi cúi xuống thấp.

Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu 3: Hươu cao cổ sống với các loài vật khác nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ ba để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Hươu cao cổ không bao giờ tranh giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào, nó sống hòa bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu 1: Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm hay dấu phẩy?

Hươu cao cổ rất hiền lành □ nó sống hòa bình □ thân thiện với nhiều loài vật ăn cỏ khác.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đoạn văn và điền dấu câu thích hợp.

- Dấu chấm: ngăn cách giữa các câu với nhau.

- Dấu phẩy: ngăn cách giữa các bộ phận trong câu.

Lời giải:

Hươu cao cổ rất hiền lành. Nó sống hòa bình, thân thiện với nhiều loài vật ăn cỏ khác.

Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu 2: Em cần đặt dấu phẩy còn thiếu vào những chỗ nào trong đoạn văn sau?

Một năm, Trời làm hạn hán, cây cỏ chim chóc muông thú đều khát nước. Cóc cùng các bạn cua ong cáo gấu và cọp quyết lên thiên đình kiện Trời. Cuối cùng, Trời phải cho mưa xuống khắp trần gian.

Theo truyện dân gian Việt Nam

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đoạn văn và điền phẩy vào chỗ thích hợp.

Lời giải:

Một năm, Trời làm hạn hán, cây cỏ, chim chóc, muông thú đều khát nước. Cóc cùng các bạn cua, ong, cáo, gấu và cọp quyết lên thiên đình kiện Trời. Cuối cùng, Trời phải cho mưa xuống khắp trần gian. 

Tiếng Việt lớp 2 trang 66, 67 Con sóc. Chữ hoa X

Tiếng Việt lớp 2 trang 66 Câu 1: Nghe – viết:

Con sóc

Trong hốc cây có một chú sóc. Sóc có bộ lông màu xám nhưng dưới bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ. Đuôi sóc xù như cái chổi và hai mắt tinh nhanh. Sóc không đứng yên lúc nào, thoắt trèo, thoắt nhảy.

Theo Ngô Quân Miện

Tiếng Việt lớp 2 trang 66 Câu 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

a. Chữ r, d hay d?

Dê con □eo hạt cải củ. Hạt mọc thành cây. Nhìn luống cải chạy □ài, dê thích lắm. Nhưng vì hay sốt □uột, ngày nào nó cũng nhổ từng câu lên xem đã có củ chưa □ồi lại trồng xuống. Thế là vườn cải héo □ũ.

Phỏng theo sách Chuyện của mùa hạ

b. Vần ưc hay ưt?

Gấu ôm cái vò đi kiếm mật ong. Có một bọng mật ong thơm n□ trên cây. Gấu háo h□ trèo lên nhưng bầy ong đã bu quanh. Gấu bực t□, đập rốt rít. Bầy ong vẫn xông vào. Gấu v□ cả vỏ, bỏ đi.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu để điền chữ và vần phù hợp vào chỗ trống.

Lời giải:

a. Chữ r, d hay d?

Dê con gieo hạt cải củ. Hạt mọc thành cây. Nhìn luống cải chạy dài, dê thích lắm. Nhưng vì hay sốt ruột, ngày nào nó cũng nhổ từng câu lên xem đã có củ chưa rồi lại trồng xuống. Thế là vườn cải héo rũ.

 b. Vần ưc hay ưt?

Gấu ôm cái vò đi kiếm mật ong. Có một bọng mật ong thơm n□ trên cây. Gấu háo hức trèo lên nhưng bầy ong đã bu quanh. Gấu bực tức, đập rốt rít. Bầy ong vẫn xông vào. Gấu vứt cả vỏ, bỏ đi.

Tiếng Việt lớp 2 trang 66 Câu 3: Em chọn tiếng nào trong ngoặc đơn để điền vào ô trống?

a. (dẻ, giẻ, rẻ):

giá □

□ lau

hạt □

b. (nức, nứt):

□ nẻ

□ nở

thơm □

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ trong ngoặc đơn để lựa chọn từ thích hợp điền vào ô trống.

Lời giải:

a. giá rẻ, giẻ lau, hạt dẻ

b. nứt nẻ, nức nở, thơm nức

Tiếng Việt lớp 2 trang 67 Câu 4: Tập viết:

a) Viết chữ hoa:

b) Viết ứng dụng: Xuân về, rừng thay áo mới.

Phương pháp giải:

Chữ X

* Cấu tạo: Nét viết chữ hoa X là kết hợp của 3 nét cơ bản. Bao gồm: Móc hai đầu trái, thẳng xiên (lượn 2 đầu) và móc hai đầu phải.

* Cách viết:

Đặt bút trên đường kẻ 5. Viết nét móc hai đầu trái rồi vòng lên viết tiếp nét thẳng xiên lượn ở hai đầu. Hướng nét từ trái sang phải, lên phía trên. Rê bút xiên chéo giữa thân chữ. Di chuyển tới đường kẻ 6 thì chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét móc hai đầu phải (từ trên xuống). Cuối nét lượn vào trong, dừng bút ở trên đường kẻ 2.

Tiếng Việt lớp 2 trang 67, 68, 69 Ai cũng có ích

Bài đọc

AI CŨNG CÓ ÍCH

1. Trong khu rừng nọ, các con vật đều bận rộn. Hằng ngày, chim gõ kiến gõ gõ, đục đục, chữa bệnh cho cây. Khỉ con thì đu từ cây này sang cây khác, giật những dây leo chằng chịt xuống để cây không vướng víu. Sóc con vùi những hạt thông xuống lớp đất mềm. Chờ mưa đến, những cây thông non sẽ vươn lên…

2. Chỉ có voi con là chẳng biết làm gì. Một hôm, voi bị cành cây khô trên mặt đất vướng vào chân. Nó liền dùng chiếc mũi dài của mình cuốn cành cây lên, vứt ra xa, rồi hớn hở bảo các bạn:

- Tớ phát hiện ra mình có chiếc mũi…

Các bạn đều cười:

- Sao bây giờ mới biết mình có mũi?

- Ý tớ là bây giờ mới biết mũi tớ rất có ích. Thật tuyệt!

3. Từ đó, voi dùng chiếc mũi của mình dọn sạch những cành cây khô rơi rụng ngang dọc trong rừng, tạo ra rất nhiều chỗ trống cho sóc trồng cây. Không lâu sau, từ những chỗ đất trống mọc lên nhiều mầm cây xanh tốt.

Theo sách 100 truyện ngụ ngôn hay nhất

- Chiếc mũi dài: vòi voi (phần mũi rất dài của con voi, có thể cuộn tròn lại để lấy và giữ đồ vật)

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 68 Câu 1: Chim gõ kiến, khỉ và sóc làm gì để chăm sóc cây và trồng cây?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ nhất để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Những việc làm của chim gõ kiến, khỉ và sóc để chăm sóc cây và trông cây là:

- Chim gõ kiến: gõ gõ, đục đục, chữa bệnh cho cây

- Khỉ: đu từ cây này sang cây khác, giật những dây leo chằng chịt xuống để cây không vướng víu

- Sóc: vùi những hạt thông xuống đất mềm để chờ cây thông non mọc lên.

Tiếng Việt lớp 2 trang 68 Câu 2: Điều gì giúp voi phát hiện ra lợi ích của chiếc mũi dài?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ 2 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Điều giúp voi con phát hiện ra lợi ích của chiếc mũi là: một hôm, voi bị cành cây khô trên mặt đất vướng vào chân. Nó liền dùng chiếc mũi dài của mình cuốn cành cây lên, vứt ra xa.

Tiếng Việt lớp 2 trang 68 Câu 3: Voi đã dùng chiếc mũi dài làm gì để cùng các bạn trồng cây?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ 3 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Voi dùng chiếc mũi của mình dọn sạch những cành cây khô rơi rụng ngang dọc trong rừng để tạo ra nhiều chỗ trống cho sóc trồng cây xanh.

Tiếng Việt lớp 2 trang 68 Câu 4: Câu chuyện trên nói với em điều gì? Chọn ý em thích:

a. Các con vật trong truyện đều có ích.

b. Trong cuộc sống, ai cũng có thể làm được việc tốt.

c. Biết điểm mạnh của mình thì sẽ làm được việc tốt

Phương pháp giải:

Em đọc các ý và chọn ý mà em thích nhất.

Lời giải:

Chọn c

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 69 Câu 1: Tìm trong bài đọc:

a. Một câu dùng để kể, có dấu chấm.

b. Một câu dùng để hỏi, có dấu chấm hỏi.

c. Một câu để bộc lộ cảm xúc, có dấu chấm than.

Phương pháp giải:

Em đọc lại bài đọc và tìm câu phù hợp với yêu cầu.

Lời giải:

a. Câu dùng để kể: Không lâu sau, từ những chỗ đất trống mọc lên nhiều mầm cây xanh tốt.

b. Câu dùng để hỏi: Sao bây giờ bạn mới biết mình có mũi?

c. Câu bộc lộ cảm xúc: Thật tuyệt!

Tiếng Việt lớp 2 trang 69 Câu 2: Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô trống: dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than?

Trời nắng gắt, ong vẫn say sưa húy nhụy hoa□ Bướm bay qua, hỏi: “Sao chị không nghỉ một chút□”. Ong đáp: “Nắng thế này mật mới ngon, em ạ”. Bướm bảo: “Chắc vì vậy mà mật của chị ngon tuyệt□”

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu để điền dấu thích hợp vào ô trống.

- Dấu chấm: dùng cuối câu kể.

- Dấu chấm hỏi: dùng cuối câu để hỏi.

- Dấu chấm than: dùng cuối câu bộc lộ cảm xúc.

Lời giải:

Trời nắng gắt, ong vẫn say sưa húy nhụy hoa. Bướm bay qua, hỏi: “Sao chị không nghỉ một chút?”. Ong đáp: “Nắng thế này mật mới ngon, em ạ”. Bướm bảo: “Chắc vì vậy mà mật của chị ngon tuyệt!”

Tiếng Việt lớp 2 trang 69, 70 Ai cũng có ích

Tiếng Việt lớp 2 trang 69 Câu 1: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện Ai cũng có ích:

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và dựa vào gợi ý ở dưới để kể lại câu chuyện Ai cũng có ích.

Lời giải:

Tranh 1:

Trong khu rừng nọ, các con vật đều bận rộn. Hằng ngày, chim gõ kiến gõ gõ, đục đục, chữa bệnh cho cây. Khỉ con thì đu từ cây này sang cây khác, giật những dây leo chằng chịt xuống để cây không vướng víu.

Tranh 2:

Sóc con vùi những hạt thông xuống lớp đất mềm. Chờ mưa đến, những cây thông non sẽ vươn lên…

Tranh 3:

Một hôm, voi bị cành cây khô trên mặt đất vướng vào chân. Nó liền dùng chiếc mũi dài của mình cuốn cành cây lên, vứt ra xa, rồi hớn hở bảo các bạn:

- Tớ phát hiện ra mình có chiếc mũi…

Các bạn đều cười:

- Sao bây giờ mới biết mình có mũi?

- Ý tớ là bây giờ mới biết mũi tớ rất có ích. Thật tuyệt!

Tranh 4:

Từ đó, voi dùng chiếc mũi của mình dọn sạch những cành cây khô rơi rụng ngang dọc trong rừng, tạo ra rất nhiều chỗ trống cho sóc trồng cây. Không lâu sau, từ những chỗ đất trống mọc lên nhiều mầm cây xanh tốt.

Tiếng Việt lớp 2 trang 70 Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài tập 1 để hoàn thiện bài tập.

Lời giải:

AI CŨNG CÓ ÍCH

1. Trong khu rừng nọ, các con vật đều bận rộn. Hằng ngày, chim gõ kiến gõ gõ, đục đục, chữa bệnh cho cây. Khỉ con thì đu từ cây này sang cây khác, giật những dây leo chằng chịt xuống để cây không vướng víu. Sóc con vùi những hạt thông xuống lớp đất mềm. Chờ mưa đến, những cây thông non sẽ vươn lên…

2. Chỉ có voi con là chẳng biết làm gì. Một hôm, voi bị cành cây khô trên mặt đất vướng vào chân. Nó liền dùng chiếc mũi dài của mình cuốn cành cây lên, vứt ra xa, rồi hớn hở bảo các bạn:

- Tớ phát hiện ra mình có chiếc mũi…

Các bạn đều cười:

- Sao bây giờ mới biết mình có mũi?

- Ý tớ là bây giờ mới biết mũi tớ rất có ích. Thật tuyệt!

3. Từ đó, voi dùng chiếc mũi của mình dọn sạch những cành cây khô rơi rụng ngang dọc trong rừng, tạo ra rất nhiều chỗ trống cho sóc trồng cây. Không lâu sau, từ những chỗ đất trống mọc lên nhiều mầm cây xanh tốt.

Tiếng Việt lớp 2 trang 70, 71 Nội quy vườn thú

Tiếng Việt lớp 2 trang 70 Câu 1: Em hãy chọn những từ ngữ phù hợp với ô trống để hoàn thành bản nội quy dưới đây:

(mua, vệ sinh chung, thức ăn lạ, trêu chọc)

NỘI QUY VƯỜN THÚ

Vườn thú là nơi trưng bày và bảo tồn các loài động vật.

Khách đến tham quan cần thực hiện quy định dưới đây:

  1. □ vé tham quan.
  2. Không □ các con vật.
  3. Không cho các con vật ăn □.
  4. Giữ gìn □.

Ngày 15 tháng 11 năm 2020

BAN QUẢN LÍ VƯỜN THÚ

- Bảo tồn: giữ lại, không để mất đi

- Quản lí: trông coi và giữ gìn

Phương pháp giải:

Em lựa chọn những từ ngữ đề bài đã cho để điền vào chỗ trống cho phù hợp.

Lời giải:

NỘI QUY VƯỜN THÚ

Vườn thú là nơi trưng bày và bảo tồn các loài động vật.

Khách đến tham quan cần thực hiện quy định dưới đây:

  1. Mua vé tham quan.
  2. Không trêu chọc các con vật.
  3. Không cho các con vật ăn thức ăn lạ.
  4. Giữ gìn vệ sinh chung.

Ngày 15 tháng 11 năm 2020

BAN QUẢN LÍ VƯỜN THÚ

Tiếng Việt lớp 2 trang 71 Câu 2: Để khách tham quan không gặp nguy hiểm khi đến thăm chuồng nuôi thú dữ, theo em, cần bổ sung vào nội quy vườn thú những điều nào dưới đây?

a. Đứng cách hàng rào bảo vệ 3 mét.

b. Không trèo qua hàng rào bảo vệ.

c. Trẻ em dưới 12 tuổi phải đi cùng người lớn.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các ý ở đề bài và lựa chọn 2 ý phù hợp.

Lời giải:

NỘI QUY THĂM SỞ THÚ

  1. Không trèo qua hàng rào bảo vệ.
  2. Trẻ em dưới 12 tuổi phải đi cùng người lớn

Tiếng Việt lớp 2 trang 71, 72 Khu trừng vui vẻ

Tiếng Việt lớp 2 trang 71 Câu 1: Viết 4 – 5 câu về một khu rừng vui vẻ, có cây xanh và các loài vật sống thân thiện với nhau.

Gợi ý:

- Cây cối trong rừng thế nào?

- Khu rừng có những con vật nào? Chúng đang làm gì?

- Em thích con vật nào nhất? Vì sao em thích con vật đó?

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

Khu rừng của Thỏ trắng sinh sống vô cùng vui vẻ. Cây cối xanh tốt, những bông hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ. Thỏ trắng có rất nhiều bạn bè: gấu con, hươu cao cổ, sóc nâu, khỉ và cả các bạn chim nữa. Em thích nhất là Thỏ trắng vì bạn ấy vừa nhanh nhẹn lại hiền lành.

Tiếng Việt lớp 2 trang 71 Câu 2: Tập hợp bài viết, vẽ (hoặc cắt dán) tranh minh hoạt theo tổ học tập.

Lời giải:

Ví dụ tranh vẽ:

Góc sáng tạo trang 71 - 72 Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 | Cánh diều

Tiếng Việt lớp 2 trang 72 Câu 3: Giới thiệu và bình chọn sản phẩm có nội dung hay, hình ảnh đẹp.

Lời giải:

Em tự hoàn thành bài tập trên lớp.

Tiếng Việt lớp 2 trang 72 Em đã biết những gì, làm được những gì

Đề bài

Tự đánh giá trang 72 Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 | Cánh diều

Lời giải:

- Học sinh tự đánh giá theo những điều đã biết đã làm.

- Trung thực trong tự đánh giá.

Đánh giá

0

0 đánh giá