Giải Lịch sử 11 trang 34 (Cánh Diều)

1.1 K

Với giải SGK Lịch sử 11 Cánh Diều trang 34 chi tiết trong Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 11 trang 34 (Cánh Diều)

Câu hỏi trang 34 Lịch Sử 11: Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

Lời giải:

- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, vì:

+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

+ Mặt khác, Xiêm có vị trí địa lí rất đặc biệt. Ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, vị trí địa lí của Xiêm nằm giữa hai khu vực là: Ấn Độ thuộc Anh (bao gồm Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai) và Đông Dương thuộc Pháp (bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia). Trên thực tế cả Anh và Pháp đều không muốn đụng độ với nhau ở Xiêm nên đã quyết định biến Xiêm trở thành “vùng đệm”. Nhận thức được ưu thế về vị trí địa chiến lược của mình, chính phủ Xiêm đã khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình.

Luyện tập 1 trang 34 Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng về quá trình xâm lược và xác lập sự cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á theo các nội dung sau:

Khu vực

Nước

Thời gian

bị xâm

lược

Thực dân

xâm lược

Nét chính về nền thống

trị của thực dân phương Tây

Đông Nam Á hải đảo

Inđônêxia

 

 

 

Philíppin

 

 

 

Xingapo

 

 

 

Malaixia

 

 

 

Đông Nam Á lục địa

Mianma

 

 

 

Việt Nam

 

 

 

Campuchia

 

 

 

Lào

 

 

 

Lời giải:

Khu vực

Nước

Thời gian bị xâm

lược

Thực dân xâm lược

Nét chính về nền thống trị của

thực dân phương Tây

Đông Nam Á hải đảo

Inđônêxia

Thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Hà Lan

- Áp đặt chế độ cai trị trực tiếp.

- Tiến hành khai thác thuộc địa

trên quy mô lớn.

- Đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Inđônêxia.

Philíppin

Thế kỉ XVI

Tây Ban Nha

- Áp đặt hệ thống hành chính mới;

- Du nhập nhiều yếu tố của văn

hóa phương Tây vào Philíppin.

- Đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Philíppin

1898

- Đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Philíppin

Xingapo

 1819 - 1824

Anh

- Áp đặt chế độ cai trị trực tiếp.

Malaixia

Thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX

Anh

- Cai trị gián tiếp qua các công

sứ.

- Tiến hành khai thác thuộc địa

trên quy mô lớn.

- Đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân.

Đông Nam Á lục địa

Mianma

Thế kỉ XIX

Anh

- Áp đặt chế độ cai trị trực tiếp.

- Tiến hành khai thác thuộc địa

trên quy mô lớn.

- Đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân.

 

Vận dụng trang 34 Lịch Sử 11: Sưu tầm tư liệu về vua Rama V - vị vua đã tiến hành cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và ban học.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tư liệu về vua Ra-ma V

- Chu-la-long-con (1853 - 1910) là con trai trưởng của vua Mông-kút. Ông có học vấn uyên bác. Ngày 1/10/1868, ông lên nối ngôi cha.

- Trong những năm 1868 - 1872, ông đi qua các thuộc địa phương Tây như Xingapo, Ấn Độ, Giava để tìm hiểu về chính trị, hành chính, lối sống và chính sách thực dân phương Tây.

- Chu-la-long-con là vua Xiêm đầu tiên viếng thăm châu Âu. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách để hiện đại hoá đất nước. Từ đó, ông đã giữ được độc lập cho đất nước trong khi phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

Lịch sử 11 (Cánh Diều) Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á (ảnh 1)

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá