Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Tiếng Việt lớp 3. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ 200k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 01113002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 4: Hai người bạn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Xếp các tiếng cho trước thành cụm từ và chia sẻ suy nghĩ về cụm từ xếp được; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được nội dung bài đọc: Tình bạn thời thơ ấu và những kỉ niệm rất đẹp giữa hai người bạn hàng xóm.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm hiểu, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp …
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất nhân ái: Biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn bè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự suy nghĩ tìm tòi.
- Phẩm chất trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bạn trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV:
+ Sách học sinh, Sách giáo viên, Vở bài tập
+ Bài Powerpoint
+ Tranh ảnh HS cùng nhau tham gia các hoạt động, chơi trò chơi
- HS: Sách học sinh, Vở bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: |
|
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức xếp các tiếng cho trước bạn, học, thầy thành cụm từ. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ về câu xếp được.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phỏng đoán nội dung bài học.
- GV giới thiệu bài, ghi tựa bài: Trong tranh vẽ hai bạn nhỏ đang đọc sách dưới gốc cây. Vậy hai bạn nhỏ này là gì của nhau? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đọc ngày hôm nay “Hai người bạn” |
- HS chơi trò chơi Tiếp sức xếp các tiếng thành cụm từ Học thầy, học bạn Học bạn, học thầy
- HS lắng nghe - HS chia sẻ suy nghĩa về câu xếp được: Ngoài việc học hỏi từ thầy cô giáo, các em còn cần học hỏi kiến thức, điều hay, lẽ phải từ bạn bè. - HS quan sát tranh phỏng đoán nội dung bài đọc.
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài. |
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập |
|
B.1 Hoạt động Đọc |
|
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: |
|
a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: giọng đọc toàn bài thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ chỉ hoạt động của người và chỉ vẻ đẹp, sự thay đổi của cảnh,… - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: chập choạng, chăm chí, xào xạc, chậm rì, vẩn vơ,… - GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ ở một số câu dài: Tôi bê cả chồng sách ra vườn/ và chúng tôi nằm lăn trên bãi cỏ,/ mỗi đứa một cuốn sách trong tay, /say mê đọc đến khi những dòng chữ nhoè đi / trong bóng chiều chập choạng. // Nó đọc chậm rì / nhưng lần nào tôi cũng kiên nhẫn chờ nó đọc xong / để cùng lật sang trang mới.// - GV gọi HS đọc lại câu dài. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu kết hợp giải nghĩa từ: + chập choạng: chiều tối, mờ mờ tối + kiên nhẫn: không nản lòng. + vẩn vơ: ở trạng thái suy nghĩ mà không biết mình muốn gì? c. Luyện đọc đoạn - Bài này có thể chia thành mấy đoạn? - GV nhận xét, chốt lại: Bài này chia thành 4 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu ... sang nhà tôi chơi. + Đoạn 2: Tôi bê cả chồng sách ... đuổi nhau trên cỏ. + Đoạn 3: Cũng có khi ... lật sang trang mới. + Đoạn 4: Trong khi chờ đợi ... lung linh hơn. - GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn. d. Luyện đọc cả bài: - GV yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. - GV nhận xét. |
- HS lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS lắng nghe và luyện đọc từ khó.
- HS dùng bút chì đánh dấu ngắt nghỉ hơi.
- HS luyện đọc câu dài.
- HS đọc nối tiếp câu kết hợp giải nghĩa từ.
- 4 đoạn. - HS lắng nghe.
- HS luyện đọc đoạn.
- 1-2 HS đọc cả bài. - HS lắng nghe. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 12 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4 Chân trời sáng tạo.
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.