Giải Lịch sử 11 trang 52 (Kết nối tri thức)

351

Với giải SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức trang 52 chi tiết trong Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 11 trang 52 (Kết nối tri thức)

Câu hỏi 1 trang 52 Lịch Sử 11: Khai thác Bảng 1 (tr.51) và thông tin trong mục, trình bày nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

Lịch sử 11 (Kết nối tri thức) Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (ảnh 1)

Lời giải:

* Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

- Thời gian: 40 - 43

- Người lãnh đạo: Hai Bà Trưng

- Chống chính quyền cai trị: Nhà Hán

- Diễn biến chính và kết quả:

Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, Cổ Loa (Hà Nội) và Luy Lâu (Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua.

+ Năm 43, Mã Viện đem quân tấn công. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại.

* Khởi nghĩa của Bà Triệu

- Thời gian: 248

- Người lãnh đạo: Bà Triệu

- Chống chính quyền cai trị: nhà Ngô

- Diễn biến chính và kết quả:

Bà Triệu lãnh đạo nhân dân vùng Cửu Chân nổi dậy ở căn cứ núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá). Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra Giao Chỉ, làm rung chuyển chính quyền đô hộ.

+ Quân Ngô do Lục Dận chỉ huy kéo sang đàn áp. Khởi nghĩa thất bại.

* Khởi nghĩa của Lý Bí

- Thời gian: 542 - 602

- Người lãnh đạo: Lý Bí, Triệu Quang Phục

- Chống chính quyền cai trị: nhà Lương và nhà Tùy

- Diễn biến chính và kết quả:

+ Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ. Sau đó, Lý Bí lập ra Nhà nước Vạn Xuân.

+ Năm 545, quân Lương tiếp tục sang xâm lược, Triệu Quang Phục chỉ huy nghĩa quân chiến đấu và giành thắng lợi.

+ Đến năm 602, nhà Tùy đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Khởi nghĩa của Phùng Hưng

- Thời gian: khoảng năm 776

- Người lãnh đạo: Phùng Hưng

Chống chính quyền cai trị: nhà Đường

- Diễn biến chính và kết quả:

+ Khoảng năm 776, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm phủ thành Tống Bình, giành quyền tự chủ trong một thời gian.

+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp và chiếm lại.

* Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ

- Thời gian: 905

- Người lãnh đạo: Khúc Thừa Dụ

- Chống chính quyền cai trị: nhà Đường

- Diễn biến chính và kết quả: Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân tấn công thành Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

Câu hỏi 2 trang 52 Lịch Sử 11: Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

Lời giải:

- Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại các triều đại phong kiến phương Bắc để giành độc lập dân tộc.

Câu hỏi trang 52 Lịch Sử 11: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Lời giải:

- Năm 1407, cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại, nước Đại Ngu bước vào thời kì bị nhà Minh đô hộ (1407 - 1427).

- Nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị, bóc lột nặng nề đối với nhân dân Việt Nam.

+ Về hành chính, đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị.

+ Về kinh tế - xã hội, đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, lùng bắt những người tài đem về nước phục dịch.

+ Về văn hoá, bắt dân ta phải theo phong tục của Trung Hoa, dùng nhiều thủ đoạn để thủ tiêu nền văn hoá Việt như ra lệnh đục bia, đốt sách,...

- Dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414),... song đều bị đàn áp.

- Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá