Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Địa lí 11 Bài 4 từ đó học tốt môn Địa lí 11.
Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
Lời giải:
- Các tổ chức quốc tế và khu vực được hình thành với những mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ khác nhau. Tuy vậy, một trong những nhiệm vụ chung của các tổ chức này là: điều tiết, giám sát, thúc đẩy kinh tế toàn cầu và khu vực.
- Các vấn đề an ninh toàn cầu mà hiện nay thế giới phải đối mặt là:
+ An ninh lương thực
+ An ninh năng lượng
+ An ninh nguồn nước
+ An ninh mạng
Lời giải:
(*) Lựa chọn: Trình bày về tổ chức Liên hợp quốc
- Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1945 với tôn chỉ hoạt động là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.
- Đến năm 2021, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1977.
- Mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc là:
+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
+ Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.
+ Xây dựng Liên hợp quốc là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.
Câu hỏi trang 18 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục II và hiểu biết của bản thân hãy:
- Trình bày về một vấn đề an ninh toàn cầu mà em quan tâm
Lời giải:
(*) Lựa chọn: vấn đề an ninh lương thực
- An ninh lương thực là việc đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận các nguồn lương thực một cách đầy đủ, an toàn để duy trì cuộc sống khỏe mạnh.
- An ninh lương thực luôn là vấn đề trọng yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực như xung đột vũ trang, chiến tranh, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,... làm gián đoạn nguồn sản xuất và cung ứng lương thực, thực phẩm.
- Đảm bảo được an ninh lương thực sẽ đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người và giảm tỉ lệ đói nghèo trên thế giới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm tiền để để ổn định chính trị - xã hội.
- Các giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu:
+ Cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho các khu vực mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
+ Đẩy mạnh sản xuất lương thực bằng cách cơ cấu lại sản xuất, nâng cấp cơ sở vật chất - kĩ thuật nông nghiệp..., đầu tư vào phát triển nông nghiệp bền vững.
+ Nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế, như: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực thế giới (WEP), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG)... để giải quyết vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.
Câu hỏi trang 18 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục II và hiểu biết của bản thân hãy:
- Nêu sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình thế giới
Lời giải:
- Hiện nay, trên thế giới vẫn tồn tại nhiều vấn đề đe dọa hòa bình thế giới, như: chiến tranh, xung đột vũ trang, nội chiến, tranh chấp biên giới lãnh thổ, đói nghèo, biến đổi khí hậu,...
- Bảo vệ hòa bình giúp các nước giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu. Bảo vệ hòa bình cũng là bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng; mặt khác, bảo vệ hòa bình cũng đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân loại.
=> Do đó, mỗi quốc gia, mỗi công dân trên thế giới cần có trách nhiệm duy trì và bảo vệ hòa bình.
Câu hỏi trang 19 Địa Lí 11: Nêu sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình thế giới ?
Lời giải:
Sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình thế giới
- Hiện nay, trên thế giới vẫn tồn tại nhiều vấn đề đe dọa hòa bình thế giới, như: chiến tranh, xung đột vũ trang, nội chiến, tranh chấp biên giới lãnh thổ, đói nghèo, biến đổi khí hậu,...
- Bảo vệ hòa bình giúp các nước giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu. Bảo vệ hòa bình cũng là bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng; mặt khác, bảo vệ hòa bình cũng đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân loại.
=> Do đó, mỗi quốc gia, mỗi công dân trên thế giới cần có trách nhiệm duy trì và bảo vệ hòa bình.
Luyện tập trang 19 Địa Lí 11: Hoàn thành bảng theo mẫu sau về các tổ chức UN, WTO, IMF, APEC
Lời giải:
(*) Hoàn thành bảng
Tên tổ chức |
Liên hợp quốc UN |
WTO |
IMF |
APEC |
Năm thành lập |
1945 |
1995 |
1944 |
1989 |
Số thành viên |
193 |
164 |
190 |
21 |
Mục tiêu hoạt động |
- Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. - Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. - Thực hiện hợp tác quốc tế. - Xây dựng UN là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung. |
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới. - Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại. - Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các nước thành viên... |
- Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên. - Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế. |
- Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực. - Tăng cường hệ thống đa phương mở. - Đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa - dịch vụ, vốn và công nghệ. |
Năm Việt Nam gia nhập |
1977 |
2007 |
1976 |
1998 |
Lời giải:
(*) Tham khảo: Mối liên hệ giữa an ninh mạng với việc cần phải bảo vệ hòa bình thế giới
- Bên cạnh những lợi ích to lớn, không thể phủ nhận, cách mạng số, không gian mạng kết nối toàn cầu với đặc tính không biên giới cũng đặt ra nhiều thách thức, trở thành mối đe dọa đối với an ninh của các quốc gia.
- Các đối tượng tội phạm lợi dụng sơ hở trong không gian mạng để tấn công, nhằm phá hủy thông tin nội bộ, tuyên truyền thông tin sai lệch với chủ trương chính trị của các quốc gia… Ví dụ: tại Việt Nam, các tổ chức chống phá đảng và nhà nước liên tục có những bài viết xuyên tạc đường lối chính trị của Đảng trên các trang mạng xã hội như: Việt Nam canh tân cách mạng đảng, Triều Đại Việt…đe dọa đến an ninh quốc gia
Lời giải:
(*) Tham khảo: Một số thông tin về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên ban đầu, phát triển dần thành một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện, chặt chẽ với 10 thành viên.
- Chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới, ngày 31/12/2015, ASEAN chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, trên nền tảng pháp lý là Hiến chương ASEAN và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025.
- Trong giai đoạn thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025, ASEAN tập trung triển khai các kế hoạch tổng thể trên cả 3 trụ cột gồm: chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, đồng thời tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển.
- Trải qua hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực đoàn kết, thống nhất, vững mạnh và năng động, đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế, tiến trình hợp tác ở khu vực, đóng góp duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Xem thêm các bài giải Địa lí 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 3: Thực hành tìm hiểu về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
Bài 5: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức
Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh
Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh
Bài 8: Thực hành viết báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hoà liên bang Bra-xin
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.