Giáo án Lịch sử 7 (Kết nối tri thức 2023) Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Lịch sử 7 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Lịch sử 7. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Lịch sử 7 (Kết nối tri thức 2023) Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

Sau bài học này giúp học sinh

- Nêu được nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ

- Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ thời các vương triều Gúp-ta, Đê-li và Mô-gôn.

- Giới thiệu và nhận xét được một số thành tựu văn hóa của Ân Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.

2.  Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV

+ Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thự chiện các hoạt động thực hành vận dụng.

+ Rèn luyện kĩ năng miêu tả tranh ảnh lích ử, kĩ năng so sánh, đánh giá hợp tác.

3. Phẩm chất

- Trân trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại.

- Liên hệ được ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Giáo viên

+ Giáo án word

+ Tư liệu, tranh ảnh về Ấn Độ thời phong kiến.

+ Lược đồ Ấn Độ thời phong kiến, Lược đồ Ấn Độ ngày nay

- Học sinh

+ Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Ấn Độ thời phong kiến.

III. Tiến trình dạy - học

A. Hoạt động khởi động

a.  Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tình hình Ấn Độ thời phong kiến, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: câu trả lời đúng của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đưa ra các hình ảnh biểu tượng của Ấn Độ và yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi: Đây là đất nước nào?

- Từ câu trả lười của HS, GV giới thiệu bài mới: Ấn Độ là một trong những trung tâm lớn của nhân loại được hình thành từ rất sớm. Với một bề dày lịch sử và những thành tựu văn hóa vĩ đại. Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại. Đó là nội dung bài học hôm nay.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục 1. Ấn Độ dưới các triều đại phong kiến

* Nội dung 1: Vương triều Gúp-ta

a. Mục tiêu: Biết được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến dưới vương triều Gúp-ta.

b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi GV

c. Sản phẩm: Tình hình chính trị  kinh tế xã hội của  vương triều Gúp-ta.

d. Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS  đọc mục 1 SGK (4 phút), và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Vương triều Gúp-ta được thành lập vào thời gian nào?

Câu 2: Vương triều Gúp-ta do ai lập ra?

Câu 3: Kinh tế của vương triều Gúp-ta có những đặc điểm gì?

Câu 4: Xã hội của vương triều Gúp-ta như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS  trình bày sản phẩm:

+ Trả lời câu 1: Vương triều Gúp-ta được thành lập vào đầu thế kỉ IV.

+ Trả lời câu 2: Vương triều Gúp-ta do San-dra Gúp-ta I

+ Trả lời câu 3: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, kinh tế -xã hội và văn hóa phát triển. Quan hệ thương mại với nhiều nước.

+ Trả lời câu 4: Đời sống người dân được ổn định, sung túc hơn

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

 1. Ấn Độ dưới các triều đại phong kiến

 a. Vương triều Gúp-ta.

- Sự hình thành: đầu thế kỉ IV, San-đra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta.

- Chính trị:

+ Lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng hầu khắp lưu vực sông Hằng.

+ Đến đầu thế kỉ V, vương triều Gúp-ta đã thống nhất được phần lớn bán đảo Ấn Độ.

- Kinh tế: có sự phát triển vượt bậc

+ Nông nghiệp: công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi lớn được xây dựng.

+ Thủ công nghiệp tiếp tục phát triển.

+ Thương nghiệp: buôn bán trong nước được đẩy mạnh. Ấn Độ đã cố quan hệ thuơng mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.

- Xã hội: đời sống người dân được ổn định, sung túc hơn tất cả các thời kì trước đó.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 10 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Lịch sử 7 Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX Kết nối tri thức. 

Để mua Giáo án Lịch sử 7 Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Giáo án Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Giáo án Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Giáo án Bài 7: Vương quốc Lào

Giáo án Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia

Đánh giá

0

0 đánh giá