Giáo án KHTN 6 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 11 : Một số vật liệu thông dụng | Khoa học tự nhiên 6

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án KHTN 6 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn KHTN 6. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 200k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa.

B1: Gửi phí vào tài khoản 066000255836 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 6 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 11 : Một số vật liệu thông dụng | Khoa học tự nhiên 6

I. MỤC TIÊU

 

1. Về kiến thức

- Trình bày được tính chất và ứng dụng một số vật liệu thông dụng trong sản xuất và trong đời sống (vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí, vật liệu hóa học,….);

- Đề xuất được phương án tìm hiểu về tính chất một số vật liệu trong SGK;

- Thu thập dữ liệu, phân tích thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu;

- Nêu được cách sử dụng của một số vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững.

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu vể tính chất, phân loại và ứng dụng của một số vật liệu thông qua SGK và các nguồn học liệu khác;

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về vật liệu, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả và hoàn thành các phương án tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số vật liệu.

b) Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng trong sản xuất và trong đời sống hằng ngày;

- Tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nguyên liệu; Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;

- Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành;

- Có ý thức trong việc chọn và sử dụng vật liệu phù hợp với môi trường, an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững;

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên;

- Tuyên truyền viên tích cực cho việc sử dụng vật liệu tiết kiệm, thân thiện môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy.

- Các hình ảnh theo sách giáo khoa.

- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm.

- Máy chiếu, bảng nhóm.

2. Học sinh

- Vở ghi, sách giáo khoa, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC (5 phút)

Quan sát hình ảnh – trả lời câu hỏi (kĩ thuật công não).

a) MỤC TIÊU Tạo được hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu thông qua việc liệt kê một số nguyên vật liệu mà các em thường gặp.

b) Nội dungGiáo viên tổ chức cho HS quan sát mô hình một chiếc xe ô tô.

Giáo án KHTN 6 Bài 11 (Chân trời sáng tạo 2023): Một số vật liệu thông dụng | Khoa học tự nhiên 6 (ảnh 1)

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đưa ra

Dự kiến sản phẩm:

Bộ phận của xe

Vật liệu

Kính chắn gió

Thủy tinh

Khung xe

Thép

Vô lăng

Nhựa, thép

Nắp ca-pô

Kim loại tổng hợp.

Gương chiếu hậu

Nhựa, kính.

Khung bánh xe

Nhôm

Lốp xe

Cao su

 

d) Tổ chức thực hiện: GV chỉ định 1 HS bất kì kể tên một bộ phận của xe và cho biết bộ phận đó được làm từ vật liệu nào? Sau khi HS đó trả lời xong, mời HS tiếp theo (ngồi sau bạn đó) tiếp tục trình bày trong thời gian 1 phút.

Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Chúng ta thường sử dụng các vật liệu thông dụng như kim loại , nhựa, gỗ, cao su, … để tạo ra các sản phẩm trong cuộc sống. Vậy vật liệu là gì?  Các vật liệu đó có những tính chất và ứng dụng nào quan trọng chúng ta cùng tìm hiểu Bài 11: Một số vật liệu thông dụng (2 tiết)

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (70 PHÚT)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số vật liệu thông dụng (10 phút)

a) MỤC TIÊU  GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số vật liệu thường gặp, qua đó rút ra khái niệm vật liệu.

b) Nội dungGV cho HS quan sát hình 11.1 trong SGK, sau đó gợi ý để HS thảo luận các nội dung 1, 2 và 3 trong SGK.

c) Sản phẩm:

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.

            Vật liệu

Đồng

Nhôm

Sắt

Nhựa

Cao su

Gỗ

Vật dụng

Dây điện

ü

ü

 

ü

ü

 

Phim pha cà phê

 

ü

 

 

 

 

Đồ chơi lego

 

 

 

ü

 

 

Dây phanh xe đạp

 

 

ü

 

ü

 

Lốp xe đạp

 

 

 

 

ü

 

Tủ quần áo

 

 

ü

ü

 

ü

 

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của một số vật liệu (10 phút)

a) MỤC TIÊU  Giúp học sinh trình bày được tính chất một số vật liệu thường dùng trong sản xuất và trong đời sống

b) Nội dung: Sử dụng kỹ thuật công đoạn, tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh, mỗi nhóm 5-6 bạn, thảo luận nhóm để giúp HS tìm hiểu tính chất của một số vật liệu.

c) Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập số 2

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 19 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Bài 11 Chân trời sáng tạo. 

Để mua Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án KHTN 6 Bài 9 : Oxygen

Giáo án KHTN 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Giáo án KHTN 6 Bài 12 : Nhiên liệu và an ninh năng lượng

Giáo án KHTN 6 Bài 13 : Một số nguyên liệu

Giáo án KHTN 6 Bài 14 : Một số lương thực – thực phẩm

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá