Giáo án KHTN 6 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 40: Lực ma sát | Khoa học tự nhiên 6

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án KHTN 6 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn KHTN 6. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 200k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa.

B1: Gửi phí vào tài khoản 066000255836 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 6 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 40: Lực ma sát | Khoa học tự nhiên 6

I. MỤC TIÊU

 

1. Về Kiến thức

- Nêu được khái niệm về lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ.

- Nêu được nguyên nhân xuất hiện lực ma sát giữa các vật.

- Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.

- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.

2Về năng lực

2.1. Năng lực chung

- NL tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng thực tế, phân tích và chỉ rõ lực ma sát có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động hàng ngày.

- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm về tính chất của lực ma sát.

- NL GQVĐ và sáng tạo: Giải quyết vấn đề về lực ma sát trong thực tế.

- Năng lực quan sát và đánh giá sự kiện thực tế cuộc sống để tìm hướng giải quyết.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước hoặc không khí.

- Phân tích được sự ảnh hưởng của lực ma sát trong tình huống cụ thể.

3. Về phẩm chất

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.

- Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với giáo viên 

- GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:

+ Bộ TN: lực kế, khối gỗ hình hộp, tấm thảm cao su.

+ Phiếu học tập; tranh, ảnh liên quan tới lực ma sát.

2. Đối với học sinh

Vở ghi, sgk và đồ dùng học tập khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. MỤC TIÊU Học sinh phát hiện được vấn đề nghiên cứu thông qua quan sát, phân tích hiện tượng vật lí, kết nối kiến thức đã học về lực.

b. Nội dung:

HS nêu ra các nguyên nhân làm vật không dịch chuyển được khi có lực tiếp xúc tác dụng lên vật:

+ Vật quá nặng, lực tác dụng không đủ sức di chuyển.

+ Bề mặt tiếp xúc xù xì, gồ ghề nên vật khó di chuyển.

+  Có lực khác chống lại tác dụng kéo hoặc đẩy.

c. Sản phẩm:

- HS kể được 3 tình huống thực tế có lực kéo, đẩy…mà vật vẫn không chuyển động.

- HS chỉ ra được ít nhất 1 nguyên nhân làm vật không di chuyển.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cá nhân HS 2 phút sau đó chia sẻ nhóm đôi:

+ Nêu được ít nhất 2 tình huống vật chịu tác dụng của lực tiếp xúc nhưng vẫn không di chuyển; tìm nguyên nhân ngăn cản sự di chuyển đó. 

-  Trả lời:

+ Tình huống 1: ………………………. 

+ Tình huống 2:………………………….

- GV chỉ định 3 – 4 nhóm phát biểu. Thông qua câu trả lời của HS, GV chuẩn hóa cho HS những thuật ngữ khoa học để mô tả hiện một tượng vật lí.

Như vậy nguyên nhân cản trở chuyển động của vật là do lực lực cản. Lực này người ta gọi đặt tên là lực ma sát, yếu tố ảnh hưởng đến lực ma sát là gì?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lực ma sát

a. MỤC TIÊU

- HS tìm được nguyên nhân cản trở chuyển động của các vật trong tình huống trên là do lực ma sát.

- HS thấy được lực ma sát xuất hiện ở những tình huống khác nhau của vật như trượt, vật đứng yên và đang có xu hướng chuyển động.

- HS thấy được lực ma sát phụ thuộc vào độ nhám của bề mặt tiếp xúc.

b. Nội dung: HS thực hiện các thí nghiệm khác nhau như hình 48.1.2 trong sgk.

c. Sản phẩm:

- HS nêu được khi vật trượt, vật đứng yên và đang có xu hướng chuyển động đều có lực tiếp xúc tác dụng lên vật.

- HS nhận biết lực ma sát phụ thuộc vào độ nhám của bề mặt tiếp xúc, bề mặt tiếp xúc càng nhẵn thì lực ma sát càng nhỏ và ngược lại.

d. Tổ chức thực hiện: 

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 10 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Bài 40 Chân trời sáng tạo. 

Để mua Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án KHTN 6 Bài 38 : Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Giáo án KHTN 6 Bài 39 : Biến dạng của lò xo. Phép đo lực

Giáo án KHTN 6 Bài 41 : Năng lượng 

Giáo án KHTN 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Giáo án KHTN 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá