Giáo án KHTN 7 (Kết nối tri thức 2023) Bài 22: Quang hợp ở thực vật

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án KHTN 7 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn KHTN 7. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 7 (Kết nối tri thức 2023) Bài 22: Quang hợp ở thực vật

I. MỤC TIÊU

 

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, nhận xét, quan sát tranh ảnh để thực hiện các nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về quang hợp.

Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Xác định nội dung hợp tác nhóm. Thảo luận nhóm phân tích được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức về quang hợp ở cây vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. Vận dụng được những hiểu biết về vai trò của lá cây đối với quang hợp để có biện pháp chăm sóc và bảo vệ lá cây nói riêng và cây trồng nói chung.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp; Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp; Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ); nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

Tìm hiểu tự nhiên: Phân tích sơ đồ mô tả vai trò của lá với chức năng quang hợp, thảo luận để nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

2. Phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu về quang hợp ở thực vật. Có niềm tin khoa học, luôn cố gắng vươn lên trong học tập.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Yêu thiên nhiên, có ý thức để bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Tranh ảnh về hình thái, giải phẫu của lá, cấu tạo của lục lạp.

- Video quá trình quang hợp ở thực vật. Video về quá trình phát triển cây đậu.

- Các bảng ghi chữ để chơi trò chơi tìm hiểu nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp và sự chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- Học bài cũ.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- HS xác định được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS xem video và trả lời câu hỏi.

+ Cây xanh chỉ cần trồng ở nơi có ánh sáng, được tưới nước là có thể sống và lớn lên, hầu hết các loài sinh vật khác như động vật hay con người có làm được như vậy không?

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV cho HS xem video về quá trình lớn lên của cây xanh. Nêu vấn đề:

+ Cây xanh chỉ cần trồng ở nơi có ánh sáng, được tưới nước là có thể sống và lớn lên, hầu hết các loài sinh vật khác như động vật hay con người có làm được như vậy không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh xem video và suy nghĩ tìm trả lời câu hỏi. GV có thể chiếu lại video lần 2 để HS hiểu rõ hơn.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- GV gọi 1 HS bất kì trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV dẫn dắt vào bài học: Thực vật có khả năng kì diệu mà các sinh vật khác không có, vậy khả năng đó thực chất là gì? Diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 20. Quang hợp ở thực vật.

- Các câu trả lời của HS.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm và phương trình quang hợp

a. Mục tiêu:

- HS nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.

- Viết được phương trình tổng quát về quang hợp.

b. Nội dung:

- HS vận dụng kiến thức đã học, đọc thông tin sách giáo khoa mục I, quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

1. Nguyên liệu: Carbon dioxide, nước. Sản phẩm tạo thành: oxygen, chất hữu cơ. Các yếu tố tham gia: Ánh sáng, diệp lục.

2. Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp từ đâu

Carbon dioxide: lá lấy từ không khí.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 14 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Bài 22: Quang hợp ở thực vật Kết nối tri thức. 

Để mua Giáo án KHTN 7 Bài 22: Quang hợp ở thực vật Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Giáo án Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Giáo án Bài 23: Một số yếu tổ ảnh hưởng đến quang hợp

Giáo án Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

Giáo án Bài 25: Hô hấp tế bào

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá