Giáo án KHTN 7 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án KHTN 7 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn KHTN 7. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 7 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

I. MỤC TIÊU

 

1. Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về cảm ứng ở sinh vật, chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến nội dung cảm ứng ở sinh vật; Chủ động, tích cực tìm hiểu về các hiện tượng cảm ứng của sinh vật trong tự nhiên và trong đời sống.

Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật; Lắng nghe, phản hói và tranh biện về nội dung được giao khi hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để giải thích và vận dụng vào thực tiễn.

2. Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức tự nhiên: Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật; Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật; Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật; Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở thực vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, tiến hành được thí nghiệm để tìm hiểu, khám phá về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong tự nhiên và thực tiễn.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong tự nhiên và thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học.

- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.

- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, SGV, SBT.

- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (màn hình tivi) (nếu có).

2. Học sinh

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.   Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a/ Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b/ Nội dung: 

- GV trình bày vấn đề, quan sát hình ảnh, HS trả lời câu hỏi.

c/ Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

+ Rễ cây hướng dương hướng về nguồn nước và phân bón để lấy chất dinh dưỡng.

+ Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời chủ yếu do nhịp sinh học bên trong. Chuyển động hàng ngày không chỉ giúp cải thiện kích thước lá mà còn khiến những cây hoa hướng dương trở nên thu hút côn trùng hỗ trợ thụ phấn hơn. Vào lúc khởi đầu ngày mới, hoa hướng dương "nhìn" về phía Mặt Trời ở hướng đông. Trong suốt một ngày, nó sẽ liên tục xoay theo hướng di chuyển của Mặt Trời để luôn "nhìn" vào đó cho tới khi kết thúc ở hướng tây. Vào ban đêm, nó lại quay trở lại hướng đông để bắt đầu theo dấu Mặt Trời vào ngày hôm sau.

d/ Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Rễ của cây hướng dương hướng về nguồn nước, còn hoa của nó luôn hướng về phía Mặt trời. Hãy giải thích hiện tượng đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV

- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học: Rễ của cây hướng dương hướng về nguồn nước, còn hoa của nó luôn hướng về phía Mặt trời là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật. Để hiểu rõ hơn về khái niệm cảm ứng ở sinh vật, vai trò của cảm ứng đối với sinh vật, cũng như nắm được một số ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 32 : Cảm ứng ở sinh vật.

 

 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm cảm ứng ở sinh vật

a/ Mục tiêu: 

- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.

- Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật.

- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.

b/ Nội dung: 

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

c/ Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Đáp án phiếu học tập số 1.

Phiếu học tập số 1

1. Cây xấu hổ khép lá khi chúng ta chạm tay vào lá của chúng.

- Con giun đất có hiện tượng co lại toàn thân khi đầu đũa chạm vào bất kì vị trí nào trên thân.

- Phản ứng của lá cây xấu hổ và giun đất giúp sinh vật tránh các kích thích từ môi trường.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 14 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vậtChân trời sáng tạo. 

Để mua Giáo án KHTN 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Giáo án Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Giáo án Bài 33: Tập tính ở động vật

Giáo án Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Giáo án Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá