Giáo án KHTN 7 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 33: Tập tính ở động vật

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án KHTN 7 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn KHTN 7. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 7 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 33: Tập tính ở động vật

I. MỤC TIÊU

 

1. Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, vai trò và ứng dụng của tập tính ở động vật trong thực tiễn. Chủ động quan sát video về các tập tính ở động vật trong tự nhiên.

Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết một cách khoa học để diễn đạt về khái niệm tập tính, vai trò và ứng dụng của tập tính ở động vật. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia và trình bày ý kiến khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.

2. Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận biết khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa. Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

Tìm hiểu tự nhiên: Thực hành: Ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức tập tính ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong thực hiện các yêu cầu của GV trong bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về các dạng tập tính và ứng dụng tập tính trong học tập và thói quen sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, SGV, SBT.

- Tranh ảnh một số tập tính ở động vật, hình ảnh ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn, video một số tập tính ở động vật.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- Bài cũ ở nhà.

Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tập tính của động vật.

b) Nội dung:

- GV nêu vấn đề, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời:

Từ xa xưa đến nay, chuột luôn sợ mèo. Mỗi lần nhìn thấy hay nghe thấy tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ và bỏ chạy. Có phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo?

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh.

Không phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo. “Mỗi lần nhìn thấy hay nghe tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ và bỏ chạy” là một loại tập tính học được: Bản chất chuột sinh ra không sợ mèo nhưng trong quá trình sống, chuột bị mèo đuổi bắt hoặc quan sát các đồng loại khác mà dần hình thành nên tập tính này.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và trả lời câu hỏi của GV.

Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

→ Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

- Các câu trả lời của HS.

 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm tập tính và vai trò của tập tính ở động vật

a) Mục tiêu:  

- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoạ.

- Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

b) Nội dung:

- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK về khái niệm tập tính và vai trò của tập tính đối với động vật và trả lời các câu hỏi của GV.

- Từ đó HS thảo luận để đưa ra các ví dụ minh họa

-  Nêu vai trò của tập tính đó đối với động vật từ ví dụ đã cho.

c) Sản phẩm:

- Đáp án phiếu học tập 1

1. Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Tập tính gồm hai dạng là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

- Ví dụ: Tập tính bẩm sinh (chó con bú mẹ, nhện giăng tơ,...), tập tính học được (mèo rình chuột, trẻ học cách cầm đũa ăn cơm,...).

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 12 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Tập tính ở động vật Chân trời sáng tạo. 

Để mua Giáo án KHTN 7 Bài 33: Tập tính ở động vật Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Giáo án Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Giáo án Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Giáo án Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Giáo án Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá