Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án KHTN 7 sách Cánh Diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn KHTN 7. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Cánh Diều bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án KHTN 7 (Cánh Diều 2023) Bài 1: Nguyên tử
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr
- Nêu được khối lượng của nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử)
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm hiểu về thành phần cấu tạo của nguyên tử.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thành phần của nguyên tử (các loại hạt cơ bản tạo nên hạt nhân và lớp vỏ của nguyên tử, điện tích hạt nhân và khối lượng mỗi loại hạt). Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thuyết trình.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử); Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hình ảnh về nguyên tử, mô hình Rutherford – Bohr để tìm hiểu cấu trúc đơn giản về nguyên tử được học trong bài.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được nguyên tử trung hoà về điện; Sử dụng được mò hình nguyên tử của Rutherford - Bohr để xác định được các loại hạt tạo thành của một só nguyên tử học trong bài; Tính được khối lượng nguyên tử theo đơn vị amu dựa vào số lượng các hạt cơ bản trong nguyên tử.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
- Trách nhiệm: tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Thiết kế phiếu học tập.
- Chuẩn bị các hình ảnh, video liên quan đến bài học.
2. Học sinh
- Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu
- Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b) Nội dung
Học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:
CÂU HỎI MỞ ĐẦU Khoảng năm 440 trước Công nguyên, nhà triết học Hy Lạp, Đê-mô-crit (Democritus) cho rằng: nếu chia nhỏ nhiều lần một đồng tiền vàng cho đến khi “không thể phân chia được nữa”, thì sẽ được một loại hạt gọi là nguyên tử. (“Nguyên tử” trong tiếng Hy Lạp là atomos, nghĩa là “không chia nhỏ hơn được nữa”). Vậy nguyên tử có phải là hạt nhỏ nhất không?
|
c) Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh:
TRẢ LỜI CÂU HỎI MỞ ĐẦU Nguyên tử là hạt nhỏ nhất vì nó không chia nhỏ hơn được nữa. |
d) Tổ chức thực hiện
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi mở đầu.
- HS nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.
- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
- HS trình bày.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Þ Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay: Bài 1 – NGUYÊN TỬ.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về nguyên tử.
a) Mục tiêu
- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm hiểu về thành phần cấu tạo của nguyên tử.
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford
- Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử); Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
b) Nội dung
- HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thiện phiếu học tập số 1.
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 14 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Nguyên tử Cánh diều.
Để mua Giáo án KHTN 7 Bài 1: Nguyên tử Cánh Diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án KHTN 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên
Giáo án Bài 2: Nguyên tố hóa học
Giáo án Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.