Giải Địa lí 11 trang 65 (Chân trời sáng tạo)

609

Với giải SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo trang 65 chi tiết trong Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Địa lí 11 trang 65 (Chân trời sáng tạo)

Luyện tập 1 trang 65 Địa Lí 11: Hoàn thành thông tin về ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Nam Á.

Nhân tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển

kinh tế xã hội

Địa hình, đất đai

?

?

Khí hậu

?

?

Sông ngòi

?

?

Lời giải:

Nhân tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển

kinh tế xã hội

Địa hình, đất đai

- Đông Nam Á có địa hình đa dạng, như: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển,...

Địa hình đồi núi có sự khác nhau

giữa Đông Nam Á lục địa và Đông

Nam Á hải đảo.

Địa hình đồng bằng gồm các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven

biển.

Địa hình bờ biển khá đa dạng với nhiều vùng, vịnh, cồn cát, đầm lầy,

bãi biển,...

- Có hai nhóm đất chính:

+ Đất feralit phân bố ở vùng đồi núi

+ Đất phù sa phân bố ở khu vực

đồng bằng.

Khu vực đồi núi:

+ Có nhiều quan đẹp và đất feralit,… thuận

lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, phát

triển lâm nghiệp, du lịch,...

+ Đặc điểm địa hình gây khó khăn cho phát

triển giao thông vận tải, định cư.

- Khu vực đồng bằng:

+ Có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và định cư.

+ Địa hình thấp nên dễ ngập lụt, xâm nhập

mặn.

Khí hậu

- Phân hoá đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.

+ Phần lớn Đông Nam Á lục địa và

phần lớn lãnh thổ Philíppin có khí

hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt

đới gió mùa.

+ Đông Nam Á hải đảo có đới khí

hậu xích đạo và cận xích đạo.

- Ngoài ra, khí hậu còn phân hoá ở

khu vực địa hình núi cao.

- Thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp

nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị xuất

khẩu.

- Một số nơi xảy ra các thiên tai như bão, lũ

lụt, hạn hán,... gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Sông

ngòi

- Mạng lưới sông phát triển. Các hệ

thống sông lớn tập trung ở khu vực Đông Nam Á lục địa. Chế độ nước

trong các sông thường theo mùa.

- Có nhiều hồ nước ngọt, lớn nhất là Biển Hồ (hồ Tônglê Sáp).

- Thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất điện, du

lịch,...

- Một số sống có độ dốc lớn, nhiều thác

ghềnh, gây trở ngại cho giao thông đường thuỷ. Lũ lụt ở một số con sông vào mùa mưa gây thiệt hại về người và tài sản.

 

Luyện tập 2 trang 65 Địa Lí 11: Dựa vào bảng 12.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á so với toàn thế giới, giai đoạn 2000 - 2020. Giải thích xu hướng biến động của tăng trưởng kinh tế trong khu vực ở giai đoạn này.

Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á (ảnh 9)

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á (ảnh 10)- Nhận xét:

+ Tốc tăng trưởng gdp toàn thế giới và khu vực Đông Nam Á có xu hướng tăng nhưng biến động.

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của Đông Nam Á cao hơn thế giới.

- Giải thích:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung có xu hướng tăng do có sự giao lưu mở rộng quan hệ hợp tác, xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường giữa các quốc gia, khu vực và châu lục

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á cao hơn thế giới do các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang trong quá trình công nghiệp hóa làm nền kinh tế, các nước đã có sự phân hóa một số nền kinh tế có sự phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ.

+ Tuy nhiên, trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP toàn thế giới có xu hướng giảm nhanh do ảnh hưởng của vấn đề dịch bệnh COVID 19.

Vận dụng trang 65 Địa Lí 11: Thu thập thông tin để chứng minh rằng Việt Nam và các nước Đông Nam Á có nét tương đồng về văn hóa.

Lời giải:

(*) Thông tin tham khảo:

- Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng nhưng cũng rất đa dạng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt.

+ Về lịch sử đấu tranh giành độc lập: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực đều bị thực dân chiếm đóng. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đã bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau đó, các nước đã lần lượt giành lại được độc lập. Hiện nay, đa số các nước đều theo chế độ cộng hoà...

+ Về phong tục tập quán và sinh hoạt: Trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính...

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá