Giáo án Tiếng Việt lớp 3 (Kết nối tri thức 2023) Bài 20: Tiếng nước mình

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Tiếng Việt lớp 3. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 200k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 01113002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 (Kết nối tri thức 2023) Bài 20: Tiếng nước mình

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Tiếng nước mình.

- Bước đầu thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc

- Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được những dấu thanh trong tiếng Việt. Hiểu được dấu thanh là đặc trưng riêng của tiếng Việt.

- Hiểu nội dung bài: Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ( tình yêu của tác giả với dấu thanh nói riêng, tiếng Việt nói chung cũng chính là tình yêu của tác giả đối với đất nước, quê hương.

- Đọc mở rộng theo yêu cầu( và viết vào phiếu đọc sách một số thông tin: tên sách, tác giả, nhân vật, cảnh vật, sự việc được nói đến,...)

     - Bồi dưỡng tình yêu đối với tiếng Việt, tình yêu đối với quê hương, đất nước.

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất

     - Phẩm chất yêu nước: Yêu tiếng Việt, yêu quê hương, đất nước.

      - Phẩm chất nhân ái: Biết một số dấu thanh của tiếng Việt

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Đọc nối tiếp bài Sông Hương

+ Ngoài tiếng Việt, em còn biết thêm thứ tiếng nào khác? Nói 1 – 2 câu về thứ tiếng đó

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Đọc nối tiếp bài Sông Hương

+ HS nói về thứ tiếng mà mình biết

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

Mục tiêu:

+ Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Tiếng nước mình.

+ Bước đầu thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc

+ Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

+ Nhận biết được những dấu thanh trong tiếng Việt. Hiểu được dấu thanh là đặc trưng riêng của tiếng Việt.

+ Hiểu nội dung bài: Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ( tình yêu của tác giả với dấu thanh nói riêng, tiếng Việt nói chung cũng chính là tình yêu của tác giả đối với đất nước, quê hương)

+ Đọc mở rộng theo yêu cầu( và viết vào phiếu đọc sách một số thông tin: tên sách, tác giả, nhân vật, cảnh vật, sự việc được nói đến,...)

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc đúng các tiếng phát âm dễ bị sai:  sắc, trùng, sữa, võng, ngã, kẽo,…

- Ngắt đúng nhịp thơ

+ Đọc diễn cảm các hình ảnh thơ

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV gọi HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ trước lớp

- Luyện đọc và giải nghĩa các từ: bập bẽ, kẽo kẹt, sân đình, chọi (cỏ) gà,..

Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

Câu 1:Bài thơ nhắc đến những dấu thanh nào trong tiếng Việt?

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 20 (Kết nối tri thức 2023): Tiếng nước mình (ảnh 1)

-Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm 2 – chia sẻ trước lớp

- GV nhận xét, tuyên dương

+ Câu 2: Ở khổ 1 và khổ 2, dấu sắc và dấu nặng được nhắc qua tiếng nào?Tìm những hình ảnh so sánh được gợi ra từ những tiếng đó?

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 20 (Kết nối tri thức 2023): Tiếng nước mình (ảnh 1)

- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm 2 – chia sẻ trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương

+ Câu 3: Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắ với tiếng nào? Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điều gì?

( Nhóm đôi – cả lớp )

-GV mời 2 HS: 1 bạn hỏi – 1 bạn trả lời

M: Dấu huyền gắn với tiếng gì? – Dấu huyền gắn với tiếng “làng”

Tiếng đó gợi nhớ đến điều gì? – Tiếng “làng” gợi nhớ  đến làng quê thân thương với sân đình, bến nước, cánh diều tuổi thơ.

-GV hướng dẫn làm: 

+ Làm việc nhóm: Từng cặp hỏi đáp về hai dấu thanh còn lại trong bài thơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gv và cả lớp nhận xét, góp ý

- GV nhận xét, tuyên dương

+ Câu 4: Hai câu thơ cuối nhắc đến tiếng nào ? Tiếng đó có khác gì với những tiếng nhắc đến trong bài thơ

( HS làm việc CN – Nhóm 2)

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương

+ Câu 5: Bài thơ muốn nói với em điều gì?

- GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2 – chia sẻ trước lớp

- GV chốtTác giả muốn nói qua bài thơ( tình yêu của tác giả với dấu thanh nói riêng, tiếng Việt nói chung cũng chính là tình yêu của tác giả đối với đất nước, quê hương.

2.3. Hoạt động 3: Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu hoặc cả bài thơ

- GV cho HS luyện đọc cá nhân

- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.

- GV mời một số học sinh thi đọc

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

- HS đọc nối tiếp theo

 

 

- HS đọc giải nghĩa từ.

 

- HS luyện đọc theo nhóm – cá nhân – trước lớp

 

 

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

 

 

 

 

 

 

 

+ Dấu sắc, dấu nặng, dấu ngã, dấu huyền,dấu hỏi, không có dấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Dấu sắc được nhắc qua tiếng “bố”; dấu nặng được nhắc qua tiếng “mẹ”

+ Những hình ảnh so sánh gợi ra từ tiếng “bố” là cao  như mây đỉnh núi, bát ngát  trùng khơi, hình ảnh so sánh gợi ra từ tiếng “mẹ” là: ngọt ngào như dòng sữa nuôi con lớn thành người.

ngựa)

 

 

 

 

 

 

+ HS làm việc cá nhân

 

 

 

 

+ HS hỏi đáp

 

 

 

 

 

+ 2 cặp HS hỏi đáp

+Dấu huyền gắn với tiếng làng. Tiếng làng gợi nhớ đến hình ảnh làng quê thân thương với sân đình giếng nước,... nơi nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. Dấu ngã gắn với tiếng võng. Tiếng võng gợi nhớ đến hình ảnh thân thương của bà. Dấu hỏi gắn với tiếng cỏ. Tiếng cỏ gợi nhớ đến trò chơi tuổi thơ ( trò chơi chọi gà)

 

 

 

 

 

+ HS thảo luận

Đáp án: Hai câu thơ cuối nhắc đến tiếng em. Tiếng em khác với những tiếng được nhắc trong bài thơ là không có dấu thanh

 

+ HS trả lời theo ý hiểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc nối tiếp.

- Một số HS thi luyện đọc theo đoạn

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 12 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 20 Kết nối tri thức. 

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Đánh giá

0

0 đánh giá