Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á

872

Lời giải bài tập Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 7 Bài 5 từ đó học tốt môn Địa 7.

Giải SGK Địa lí 7 Bài 5 (Kết nối tri thức): Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á

1. Vị trí địa lý, hình dạng và kích thước

Câu hỏi trang 109 Địa lí 7: Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 1, hãy:

- Xác định vị trí châu Á trên bản đồ.

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.

Câu hỏi trang 109 Địa lí 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước) và quan sát hình 1.

Lời giải:

- Vị trí châu Á:

+ Nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.

+ Thuộc bán cầu Đông: Từ gần 30º Đ đến gần 170º T.

+ Tiếp giáp với 2 châu lục (châu Âu, châu Phi) và ba đại dương lớn (Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải).

- Hình dạng: Châu Á có dạng hình khối rõ rệt.

- Kích thước: Châu lục có diện tích lớn nhất thế giới (44 triệu km2 - kể cả các đảo).

2. Đặc điểm tự nhiên

Câu hỏi trang 111 Địa lí 7 

Câu hỏi 1 trang 111 Địa lí 7: Đọc thông tin ở hình a và quan sát hình 1, hãy: 

- Xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á.

- Nêu đặc điểm địa hình của châu Á và ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin ở mục a (Địa hình) và quan sát hình 1.

Lời giải:

- Em tự xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á.

- Đặc điểm địa hình của châu Á: đa dạng.

+ Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp (ĐB. Tây Xi-bia và CN. Trung Xi-bia).

+ Ở trung tâm chủ yếu là các dãy núi  cao đồ sộ (Hi-ma-lay-a, Thiên Sơn, An-Tai,...).

+ Phía đông thấp dần về ven biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển (ĐB. Hoa Bắc).

+ Phía nam và tây nam chủ yếu là các bán đảo với quần đảo (bán đảo Ấn Độ, Mã Lai….).

- Ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

+ Địa hình núi cao hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống.

+ Địa hình bị chia cắt mạnh => khi khai thác cần chú ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất.

+ Các khu vực cao nguyên, đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho sản xuất và định cư.

Câu hỏi 2 trang 111 Địa lí 71. Xác định trên hình 1, vị trí phân bố một số loại khoáng sản chính ở châu Á.

2. Đọc thông tin ở mục b, cho biết tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa như thế nào đối với các nước châu Á.

 (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Xác định sự phân bố khoáng sản trên hình 1 và đọc thông tin ở mục b (Khoáng sản).

Lời giải:

- Vị trí phân bố một số khoáng sản chính ở châu Á:

+ Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á.

+ Than: CN.Trung Xi-bia và khu vực Đông Á.

+ Sắt: Đông Á và Nam Á.

- Ý nghĩa của tài nguyên khoáng sản đối với với các nước châu Á:

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở cho sự phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu. 

+ Cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho công nghiệp luyện kim, sản xuất ô tô.

+ Trong quá trình khai thác cần chú ý sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

Câu hỏi trang 112 Địa lí 7: Dựa vào thông tin ở mục c và hình 2, hãy:

- Nêu đặc điểm khí hậu châu Á.

- Xác định phạm vi của các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

- Nêu ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Câu hỏi trang 112 Địa lí 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin ở mục c (khí hậu) và quan sát hình 2.

Lời giải:

- Đặc điểm khí hậu châu Á:

+ Phân hóa đa dạng thành nhiều đới.

+ Mỗi đới khí hậu gồm nhiều kiểu, có sự khác biệt lớn về nhiệt độ, gió, lượng mưa.

+ Khí hậu gió mùa và lục địa chiếm diện tích lớn.

- Phạm vi biểu hiện và tính chất của các kiểu khí hậu:

+ Khí hậu gió mùa: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á (Mùa đông: lạnh và ít mưa; mùa hạ: nóng, ẩm và mưa nhiều).

+ Khí hậu lục địa: khu vực nội địa và khu vực Tây Nam Á (Mùa đông: khô và lạnh; mùa hạ: khô và nóng).

- Ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

+ Tạo nên sự đa dạng về các sản phẩm nông nghiệp và hình thức du lịch.

+ Là nơi chịu tác động của nhiều thiên tai và biến đổi khí hậu => cần có các biện pháp phòng chống và ứng phó thích hợp.

Câu hỏi trang 113 Địa lí 7: Dựa vào thông tin trong mục d và các hình 3, 4 hãy:

- Trình bày đặc điểm sông, hồ của châu Á.

- Kể tên một số sông lớn ở châu Á và nêu ý nghĩa của chúng đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên.

Câu hỏi trang 113 Địa lí 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục d (Sông, hồ) và quan sát hình 3, 4.

Lời giải:

- Đặc điểm sông, hồ của châu Á:

+ Mạng lưới sông ngòi khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn, tuy nhiên phân bố không đều và chế độ nước phức tạp.

+ Khu vực bắc Á: mạng lưới sông dày, sông thường bị đóng băng vào mùa đông, mưa lũ vào mùa xuân.

+ Khu vực Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á: mạng lưới sông ngòi dày, nhiều sông lớn, mùa lũ trùng với mùa khô, mùa cạn trùng với mùa khô.

+ Tây Nam Á, Trung Á: mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

+ Các hồ lớn như hồ Ca-xpi, Bai-can, A-ran... được hình thành từ đứt gãy hoặc miệng núi lửa.

- Tên một số sông lớn ở châu Á: I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng,...

 - Ý nghĩa của các con sông đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên:

+ Cái nôi hình thành một số nền văn minh như sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng,...

+ Ngày nay, có vai trò vô cùng quan trọng trong giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

Câu hỏi trang 114 Địa lí 7: Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục e hãy:

- Trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á.

- Nêu vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

Câu hỏi trang 114 Địa lí 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục e (Đới thiên nhiên) và quan sát hình 5.

Lời giải:

Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):

- Đới lạnh:

+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.

+  Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.

+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.

- Đới ôn hòa:

+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc - nam, đông - tây.

+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.

+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.

+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

- Đới nóng:

+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.

+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.

- Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.

+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.

=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.

Luyện tập - vận dụng

Luyện tập trang 114 Địa lí 7: Trình bày một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á và ý nghĩa của đặc điểm đó với bảo vệ tự nhiên.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Đặc điểm sông, hồ châu Á

- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn, tuy nhiên phân bố không đều và chế độ nước phức tạp.

- Khu vực bắc Á: mạng lưới sông dày, sông thường bị đóng băng vào mùa đông, mưa lũ vào mùa xuân.

- Khu vực Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á: mạng lưới sông ngòi dày, nhiều sông lớn, mùa lũ trùng với mùa khô, mùa cạn trùng với mùa khô.

- Tây Nam Á, Trung Á: mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

- Các hồ lớn như hồ Ca-xpi, Bai-can, A-ran... được hình thành từ đứt gãy hoặc miệng núi lửa.

=> Ý nghĩa đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

- Các con sông ở châu Á có vai trò rất quan trọng, là cái nôi hình thành một số nền văn minh như Hoàng Hà, Ấn - Hằng,...

+ Ngày nay, sông ngòi châu Á có vai trò vô cùng quan trọng trong giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường nước và xây dựng những công trình thủy lợi là thách thức mỗi quốc gia phải đối mặt.

Vận dụng trang 114 Địa lí 7: Tìm hiểu và trình bày về kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta. Khí hậu gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất ở địa phương em?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân và tìm hiểu thông tin trên Internet, sách báo,...

Lời giải:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta được thể hiện thông qua nội dung sau:

+ Tổng bức xạ hàng năm lớn, điển hình là cán cân bức xạ luôn đạt dương.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20°C.

+ Lượng mưa lớn trong năm, phân đều các khu vực, dao động từ 1500 - 2000 mm.

+ Độ ẩm không khí rất cao (trên 80%) và cân bằng ẩm luôn dương.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất ở địa phương em như sau:

Ví dụ tham khảo:

+ Em ở Hà Nội, ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đã làm thay đổi phương thức sinh hoạt như: mùa hè do nhiệt độ cao người dân thường mặc đồ thoáng mát, du lịch tắm biển và sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống mang tính chất giải nhiệt. Mùa đông, do nhiệt độ hạ thấp người dân mặc quần áo ấm giữ nhiệt và sử dụng các thiết bị như lò sưởi…

+ Khí hậu còn ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ địa phương em:

Vụ gieo trồng

Đặc điểm 

Cây trồng

1. Vụ xuân

Thời tiết ấm, mát.

Lúa, ngô, đỗ, lạc, khoai,      rau…

2. Vụ hè thu

Nhiệt độ cao.

Lúa, ngô, khoai…

3. Vụ đông 

Thời tiết lạnh khô vào đầu mùa lạnh ẩm vào cuối mùa.

Lúa, xà lách, súp lơ, bắp      cải …

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá